Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Bệnh da trẻ thường hay bị vào mùa hè

Vào mùa hè, ánh nắng gay gắt, tiết trời oi bức khiến mồ hôi ra nhiều… nhiều bệnh ngoài da bộc phát mạnh , đặc biệt ở trẻ em.


Bệnh ngoài da trẻ em thường gặp

Cháy nắng: Da sẽ bị tia tử ngoại UV làm cháy nắng (bỏng nắng). Nhẹ thì chỉ bị đỏ da, đau rát; nặng hơn da sẽ bị bỏng phồng rộp và bong tróc…

Rôm sảy: Thông thường là những mụn hồng nhỏ li ti, nổi trên vùng lưng, trán, ngực của trẻ… Vì bị ngứa nên trẻ phải gãi, cào khiến vùng da có rôm sảy bị xây xát, nhiễm trùng, gây chốc lở, mưng mủ…

Chốc, nhọt: Là những bệnh nhiễm khuẩn về da có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Biểu hiện ban đầu là có những dát đỏ xung huyết, nhanh chóng tạo thành những bọng nước, sau đó vỡ ra đóng vảy. Nếu xảy ra ở da đầu, mủ làm dính các sợi tóc lại với nhau gọi là chốc đầu. Còn nhọt là tình trạng viêm toàn bộ nang lông, sưng tấy có thể gây sốt, viêm hạch…

Hăm da, viêm da: Có triệu chứng đỏ da từ nhẹ (là hăm da, hăm kẽ) đến nặng hơn là ngứa cơ thể, sưng và nổi mụn nước.

Cách phòng ngừa:

Bổ sung nước và trái cây tươi cho trẻ, tránh chơi ngoài nắng nóng luôn giữ vệ sinh sạch sẽ thoáng mát.

Tắm cho trẻ hằng ngày - việc tắm rửa mùa hè có hai tác dụng, một là giải nhiệt, làm mát cơ thể, hai là vệ sinh da, chống các bệnh ngoài da nêu trên. Nhiều bậc phụ huynh dùng các loại thảo dược đun nấu như nấu khổ qua, lá trầu không, lá tràm… để tắm cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này phải tốn rất nhiều thời gian, kèm theo đó nếu thực hiện không đúng cách có thể làm da bé bị viêm, vì các loại lá có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, các loại lông tơ trên lá cũng dễ gây kích ứng da trẻ.

Để giải tỏa những vấn đề trên, các bậc phụ huynh nên dùng các chế phẩm được chiết xuất từ thảo dược như cao trầu không, cao hạt ngò và hoạt chất Alpha-terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm thiên nhiên… tắm cho bé hằng ngày để phòng các bệnh về da như rôm sảy, chốc đầu viêm da, hăm da. Đồng thời các thành phần dưỡng da từ thảo dược sẽ giúp nuôi dưỡng làn da bé mịn màng hơn.

Nguyên nhân tai hại trẻ biếng ăn?

 
Ăn là một nhu cầu cấp thiết đối với bất cứ ai. (Ảnh minh họa)

Chỉ vì mong muốn con mập mạp hơn, nhiều mẹ phạm sai lầm ngớ ngẩn là ép con ăn.

Ăn là một nhu cầu cấp thiết đối với bất cứ ai. Ăn không chỉ giúp con người tồn tại mà thông qua ăn uống người ta tìm thấy sự khoái cảm và thỏa mãn. Ăn hay gọi là thưởng thức món ăn là một chủ đề hấp dẫn, vì cơ thể con người muốn tồn tại cần phải có dưỡng chất được lấy từ thực phẩm (sữa, cháo,cơm, thịt, cá…). Khi đói, con người cảm thấy hẫng hụt, thèm muốn, do đó hoạt động ăn làm thỏa mãn cơn đói và bù đắp sự hẫng hụt cơ thể.

Trẻ em cũng vậy, hầu hết trẻ em sinh ra về bản năng đều tìm đến vú mẹ, khi trẻ (lớn lên) biết ăn thì mùi vị của món ăn (về bản năng) tự động gây ra thích thú. Tuy nhiên ngày nay có một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em thành thị không có cảm giác thèm ăn, không muốn ăn bất cứ thứ gì, bữa ăn là một cực hình đối với trẻ và cha mẹ phải đánh vật với trẻ vào mỗi bữa ăn. Với trẻ ăn uống là một điều sợ hãi, còn cha mẹ thì lo lắng và bực bội.

Đừng ép trẻ ăn nếu muốn trẻ ăn ngoan (Ảnh minh họa).

Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này, tuy nhiên điều phải lưu ý là sự kỳ vọng của cha mẹ làm sao giúp trẻ có một thân hình mập mạp. Để làm được điều này cha mẹ đi tư vấn bác sỹ dinh dưỡng muốn có một thực đơn khoa học, đủ chất và đầy đủ calo (ngày trẻ phải ăn bao nhiêu gram thị, cá, rau dền, cà rốt,cam…), ăn giờ nào trong ngày và ngày ăn mấy bữa…

Khi các bậc cha mẹ quá tin vào bác sĩ thì sẽ không tin trẻ (vì chưa chắc trẻ đã thích thực đơn bác sỹ cung cấp) và chình mình (về bản năng người mẹ có thể nhận ra trẻ thích gì và không thích gì, trẻ ăn được bao nhiêu là đủ…). Chế độ ăn này được lặp đi lặp lại hàng ngày và như vậy diễn ra sự mâu thuẫn giữa sở thích của trẻ và mong muốn của bác sĩ. Nếu cha mẹ là người triệt để tuân theo khoa học sẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ và bỏ qua phản ứng của trẻ và tiếng gọi bản năng từ người mẹ. Như vậy, ép trẻ ăn là một điều tất yếu.

Khi ép ăn mà trẻ không muốn sẽ tạo ra một cảm giác bực bội ở cha mẹ, sự nóng vội (do suy nghĩ sợ con gầy yếu) khiến cha mẹ căng thẳng và tiếp tục ép ăn nghiêm khắc hơn. Hiện tượng này diễn ra hàng ngày có thể dẫn trẻ tới cảm giác ám sợ ăn. Đồng thời trong quá trình ép ăn, nét mặt căng thẳng của mẹ làm trẻ mất an toàn cộng với sự sợ hãi của trẻ sẽ làm mất đi cảm giác thèm ăn (vì không ai thèm (thích) ăn khi đang sợ hãi). Một cái vòng luẩn quẩn được tạo ra: ép trẻ ăn mà trẻ không ăn sẽ làm cha mẹ bực bội căng thẳng, cha mẹ thấy trẻ không muốn ăn sợ trẻ ốm yếu hơn và càng ép trẻ nhiều hơn, nét mặt căng thẳng của cha me và sư sợ hãi của trẻ trước/trong mỗi bữa ăn làm cho trẻ không có cảm giác thèm ăn.

Khi tuân theo công thức của bác sĩ, các bà mẹ không quan tâm đến con mình thích món ăn gì, trẻ ăn bao nhiêu là đủ và khi nào trẻ muốn ăn. Điều này sẽ đẩy tình trạng căng thẳng giữa cha mẹ và con cái ngày càng tăng cao.

Trẻ biếng ăn còn xảy ra khi có nhưng bậc cha mẹ quá tốt, họ đọc trước các ý nghĩ của con, họ cho trẻ ăn trước khi trẻ có cảm giác thèm ăn - cho trẻ ăn trong khi trẻ chưa có ham muốn được ăn. Cách cho ăn này lặp đi lặp lại vô tinh đã tước đi cảm giác thèm ăn của trẻ. Lâu ngày không được giải quyết trẻ sẽ rơi vào tình trạng biếng ăn tâm lý.

Trẻ biếng ăn có thể được nuôi dạy trong một gia đình có nhiều mâu thuẫn, cả ngày cha mẹ đi làm và thường mâu thuẫn xảy ra khi gặp nhau vào bữa ăn. Bầu không khí gia đình căng thẳng khiến trẻ bất an. Trẻ không thể ăn ngon trong bầu không khí gia đình như vây.

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn tiếp theo có thể là do trẻ sử dụng biếng ăn là điều kiện muốn cha mẹ quan tâm đến trẻ hơn (vì trẻ ít được quan tâm chăm sóc do cha mẹ quá bận bịu với công việc, kiếm tiền). Trẻ nhận thấy mỗi khi không ăn cha mẹ sẽ để ý đến trẻ hơn và sử dụng vấn đề này làm điều kiện với cha mẹ.

Nếu trẻ biếng ăn do nguyên nhân đến từ cha mẹ, thì những người lớn đã vô tình tước đi cảm giác thèm ăn - một nhu cầu căn bản và cấp bách của trẻ, lấy đi quyền được hưởng sung sướng của các em. Để giải quyết tốt mối quan hệ mẹ con trong ăn uống và giúp trẻ trọn vẹn thỏa mãn, trước hết các bậc cha mẹ nên lắng nghe sự mách bảo từ bản năng của mình xem trẻ thích ăn gì, trẻ không thích gì, ăn bao nhiêu là đủ, ăn khi nào. Còn các chỉ dẫn mang tình khoa học hay thực đơn hướng dẫn của bác sĩ nên chỉ dùng để tham khảo, định hướng cho cảm nhận bản năng của người mẹ.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Bảo vệ da cho trẻ từ hồi nhỏ

Những tổn thương do tia UV (tia cực tím) gây cho con người lúc nhỏ góp phần đáng kể vào sự phát triển của bệnh ung thư da ở giai đoạn trưởng thành.

Thói quen áp dụng các biện pháp bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời nên hình thành từ khi trẻ còn nhỏ và trở thành bản năng cần thiết, tương tự như việc cài dây an toàn khi ngồi trên ôtô. Dạy trẻ hạn chế phơi nắng sẽ tạo ra những tác động tích cực tới việc giảm thiểu tác động của bệnh ung thư da sau này.

Theo Terry Selvin, Chủ tịch Hiệp hội phòng chống ung thư Australia: “Nhiều trẻ em bị bỏng nắng vào những ngày cuối tuần và những kỳ nghỉ. Các trường học đang dạy cho trẻ cách bảo vệ bản thân khỏi sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, tuy nhiên điều này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào việc cha mẹ có củng cố những thói quen đó ở nhà cho trẻ hay không”.

Việc này không chỉ dừng lại ở việc thường xuyên nhắc nhở trẻ phải đội mũ và đeo kính mát mỗi khi ra ngoài, mà cha mẹ còn phải làm gương cho con và giảng giải vì sao cần phải bảo vệ cơ thể dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Selvin cũng khuyến cáo, phụ huynh cần dạy trẻ rằng da bị sạm đi là dấu hiệu cho thấy da đang bị tổn thương. Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh thì ngay từ bây giờ phải biết tự bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng các biện pháp thích hợp. Điều này cũng tương tự như việc cần phải ăn nhiều rau xanh và trái cây vậy.

Dạy trẻ cách tự bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời là điều cần thiết.
5 cách bảo vệ da cần dạy cho trẻ:

Chơi trong bóng râm
Ở trong bóng râm là một trong những cách hữu hiệu nhất để giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tuy nhiên vẫn có thể bị rám nắng do sự phản chiếu của tia cực tím lên các bề mặt như sàn bê tông, nước và cát. Vì vậy cần đảm bảo rằng bạn đã bôi kem chống nắng cho trẻ.

Mặc đồ bơi liền thân

Tạo cho trẻ thói quen mặc những loại đồ bơi liền thân mỗi khi đi bơi. Đồ bơi sẽ giãn ra và mỏng đi khi sử dụng nhiều lần và giảm tác dụng bảo vệ cơ thể. Vì vậy cần thay thế đồ bơi khi chúng quá cũ.

Đội mũ rộng vành khi ra nắng

Cần dạy cho trẻ hiểu rằng cách tốt nhất để bảo vệ vùng da ở mặt và cổ là đội mũ rộng vành khi ra nắng. Những vùng da có nguy cơ ung thư cao là cổ, tai, thái dương, môi, mặt và mũi.

Đeo kính mát

Cần tạo cho trẻ thói quen đeo kính mát ngay từ nhỏ. Loại kính mát mà bạn sử dụng cho trẻ phải đảm bảo chất lượng và phù hợp với từng độ tuổi.

Tập thói quen bôi kem chống nắng cho trẻ

Trẻ em thường có xu hướng thích hoạt động ngoài trời, vì vậy cần cho chúng quen với việc bôi kem chống nắng mỗi khi vận động ngoài trời.

Tìm hiểu về chỉ số tia cực tím

Nắm được chỉ số tia cực tím ở khu vực đang sống sẽ giúp ích rất nhiều trong việc lựa chọn những biện pháp chống nắng phù hợp và biết được giờ nào trong ngày nên tránh tiếp xúc với ánh nắng. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tải những tiện ích cung cấp thông tin về chỉ số tia cực tím cụ thể theo từng khu vực vào điện thoại di động.

Chỉ số tia cực tím cho biết mức độ tia cực tím tác động lên bề mặt trái đất. Chỉ số tia cực tím càng cao thì càng có tác động xấu lên da. Sử dụng kem chống nắng và các biện pháp bảo vệ da thích hợp khi chỉ số UV từ 3 trở lên.

Thu Lê
Nguồn: Kid Spot/VnExpress

Những nguyên nhân khiến trẻ dễ viêm họng vào hè

Mùa nóng, sức đề kháng của bé giảm, kém ăn, ra nhiều mồ hôi nên dễ viêm đường hô hấp. Trường hợp nhẹ, bé có khả năng bị viêm họng; trường hợp nặng có thể viêm amiđan, viêm phổi…

Bé bị đau họng có thể do virus (thường xảy ra khi cảm cúm hoặc cảm lạnh) hoặc do vi khuẩn (như nhiễm khuẩn liên cầu).

Làm dịu cơn đau họng cho bé

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì đồ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé) hoặc nước luộc rau có thể làm dịu ổ họng bị đau. Không nên thêm mật ong vào trà cho đến khi bé được khoảng một tuổi, vì mật ong chứa bào tử gây độc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Cũng có thể cho bé uống nước lọc hoặc nước táo ép mát.
Nếu bé bị đau họng nặng, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé (thường là acetaminophen và ibupronfen). Tuyệt đối không cho bé uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở bé.

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám

Bé bị viêm họng thường kèm theo quấy khóc, kém bú, chán ăn nên cha mẹ dễ nhầm tưởng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng. Nếu bé sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì nên đưa đi khám. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, đưa đi khám ngay khi bé xuất hiện dấu hiệu bị sốt. Bé khoảng 3-6 tháng tuổi, sốt đến khoảng 38,3 độ C là nghiêm trọng. Bé trên 6 tháng tuổi sốt ở mức 39 độ C thì cần cảnh báo.

Nếu bé bị đau cả ở khoang miệng, bạn nên đưa đi kiểm tra. Đưa đi khám nếu bé dưới 3 tháng tuổi sốt đến 38 độ C hoặc hơn. Cũng nên đưa bé đi khám sớm nếu cổ họng có dấu hiệu bất thường như sưng (tấy) đỏ; nghi ngờ bé nuốt phải dị vật (bé không thể mở to miệng vì đau); hơi thở trở nên khó nhọc; kém bú (ăn) và quấy khóc liên tục.

Trường hợp nhập viện khẩn cấp thường khá hiếm. Đó là tình huống bé bị nhiễm khuẩn cổ họng tới mức không thể ăn, uống được bất kỳ thứ gì; bé khó thở, sốt cao và chảy dãi liên tục. Không nên cố ép bé ngồi xuống, mở to miệng để kiểm tra; cũng tránh ép bé phải ăn, uống vì chỉ khiến bé khó thở hơn. Tốt nhất, nên đưa bé đi khám sớm.

Trường hợp đau họng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc; nếu không dùng thuốc, hệ miễn dịch của bé sẽ tự “chiến đấu” với virús gây bệnh và chiến thắng chúng trong vòng vài ngày đến một tuần. Trong khoảng thời gian này, bé cần được nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Nếu nghi ngờ bé bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cho bé. Tùy từng loại bệnh, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc cụ thể. Cha mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc cho con vì nếu tự ngưng thuốc giữa chừng, vi khuẩn có khả năng tấn công trở lại và khiến họng của bé bị đau trầm trọng hơn.

Cách phòng tránh

Vi khuẩn và virus có thể là thủ phạm gây đau họng cho bé. Bạn nên vệ sinh bàn tay của bé thường xuyên (vì các bé có thói quen mút tay - mầm bệnh sẽ theo đó vào khoang miệng).

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, cha mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn riêng cho bé (không chung đụng với người thân trong nhà). Vệ sinh bàn tay người lớn thường xuyên, nhất là mỗi lần thay tã cho bé.

Có thể dùng máy điều hòa nhiệt độ trong phòng bé nhưng nên lưu ý cách sử dụng để không khiến bé bị viêm họng:

- Không nên đặt bé nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng của bé nên được duy trì ở mức 24-26oC.

- Khi không sử dụng điều hòa, nên mở phòng của bé cho thoáng khí. Nên thường xuyên vệ sinh điều hòa để tránh nhiễm bẩn.

Sử dụng quạt hợp lý. Tương tự như điều hòa, không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của bé. Có thể bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của bé khi bé ngủ. Ở vị trí này, hơi mát từ quạt có thể lan tỏa khắp phòng và khiến bé ngủ ngon.

Nếu bé ngủ chung giường với bố mẹ, có thể bật và cho quạt quay nhẹ bên ngoài màn. Tốt nhất, người lớn nên nằm ngoài (tiếp xúc trực diện với hướng gió) và để bé ngủ ở vị trí bên trong. Nhiều người mẹ chọn cách quạt tay cho bé trong những ngày nhiệt độ không quá cao.

Không nên để bé quá nóng. Nhiều người mẹ lo con bị lạnh, dễ viêm họng nên tìm cách ấp ủ bé quá nóng như mặc áo dài tay hoặc đắp chăn cho bé trong thời tiết mùa hè. Khi ấy, bé có khả năng dễ bị toát mồ hôi. Lượng mồ hôi này không được thoát ra bên ngoài, dễ hấp thu ngược lại cơ thể bé nên càng khiến bé có khả năng bị viêm họng.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đưa bé từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng. Do đó, trước khi đưa bé từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, bạn nên chuyển bé sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10-15 phút; cuối cùng, bạn mới nên đưa bé ra ngoài trời.

Không tắm sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi. Nếu tắm ngay sau khi bé ra nhiều mồ hôi thì trẻ dễ bị viêm họng hoặc mắc chứng cảm lạnh, do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột.

Nên lưu ý đến việc sử dụng bàn chải và cách vệ sinh răng, miệng cho bé. Những loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt bàn chải có khả năng gây các chứng bệnh trong khoang miệng của bé. Trước mỗi lần đánh răng, bạn nên nhúng bàn chải của bé vào một cốc nước ấm, có pha muối nhạt. Cách này cũng giúp loại bỏ phần nào vi khuẩn gây bệnh có trong bàn chải. Sau khi bé đánh răng, bạn nên cho bé súc miệng bằng nước muối ấm, pha nhạt.

Hạn chế cho bé dùng đá lạnh, ăn kem hoặc uống nước lạnh. Đây được coi là một trong những món ăn khoái khẩu của các bé. Các loại nước uống và đồ ăn lạnh nếu được dùng thường xuyên sẽ gây chứng viêm họng cho bé.

Chú ý những kỳ nghỉ mát dành cho bé. Nếu ngâm mình trong bể bơi hoặc khu vực nước biển liên tục (nhiều giờ liền) có thể khiến các bé mắc bệnh về hô hấp.

Những tác nhân từ môi trường xung quanh như khói thuốc lá, khói than tổ ong, bụi bẩn, lông chó (mèo), phấn hoa… cũng khiến tình trạng viêm họng của bé trầm trọng hơn.

Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống/VnExpress

Dạy bé cách tiêu tiền qua trò chơi

Bạn bày lên bàn một vài món đồ, chẳng hạn như hoa quả, chiếc kẹp tóc, bút, sách… và làm bảng giá cho mỗi thứ rồi chuẩn bị cho bé một ít tiền để trong vai trò người đi mua, bé sẽ tự “sắm” những món mình thích. Mẹ nên khuyến khích bé mặc cả cho mỗi thứ đó.Trò chơi này phù hợp với các bé bậc tiểu học.

Qua các trò chơi nho nhỏ, bạn không chỉ gắn kết thêm sự thân thiết giữa hai mẹ con mà còn chủ động dạy bé những bài học đầu tiên về giá trị của đồng tiền.

Dành cho các bé từ 2 - 3 tuổi

Trò chơi với những tờ tiền

Đưa cho con bạn 3 tờ tiền (là giả) và bạn cũng giữ 3 tờ. Sau đó, bạn hãy cùng con hát một bài mà bé ưa thích, đồng thời lấy lại một tờ tiền trên tay của bé. Bé cũng bắt chước bạn và rút một tờ trên tay bạn. Khi bài hát kết thúc, ai giữ được nhiều tờ tiền hơn, người đó thắng cuộc.

Bạn cũng có thể tăng số lượng các tờ tiền lên (4, 5 hay 6 tờ) ở các lần chơi sau.

Trò chơi săn tìm kho báu

Bạn giấu những đồng tiền hoặc “của cải” (các vật ưa thích của bé) trong vườn hoặc ở các góc nhà. Trang bị cho bé một chiếc xẻng nhựa để bé đào xới (nếu bạn chôn trong vườn) hay bản đồ “kho báu” (nếu bạn giấu trong nhà). Hãy để bé tự tìm kiếm kho báu của mình và đừng quên khen ngợi mỗi khi bé tìm được một đồng tiền hay một báu vật. Sau khi bé đã tập hợp đủ kho báu, bạn có thể cùng con sắp xếp lại chúng và cất ở nơi bé muốn.

Bạn nên lưu ý những đồng tiền thường rất nhỏ và rất có thể bé sẽ cho vào miệng khi bạn không để ý.

Trò chơi trả tiền
Bé sẽ đóng vai người bị yêu cầu, còn bạn đóng vai người yêu cầu. Bạn hãy chuẩn bị một số tờ tiền (giả) và để bé vẽ lên các con số quy định giá trị của tờ tiền (chẳng hạn như 1000 đồng, 2000 đồng…).

Đặt chiếc rổ nhỏ hay chiếc túi trước mặt bé. Mỗi lần bạn bỏ vào đấy 1 tờ tiền, bạn có thể yêu cầu bé làm một việc và số lần làm việc này tương đương với con số ghi trên tờ tiền. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu bé thơm mẹ 3 cái, chạy quanh nhà 5 vòng…

Lặp lại trò chơi và đổi vị trí cho bé để tạo cho bé thêm hứng thú.

Trò chơi người thắng cuộc

Bạn chuẩn bị 1 đồng xu 200, 1 đồng xu 500, 1 đồng xu 1000, 1 đồng xu 2000 và 1 đồng xu 5000. Bạn hãy đề nghị bé tìm cho bạn đồng xu nhỏ nhất, đồng xu lớn nhất và giúp bé phân biệt chúng.

Bạn cũng có thể dùng tiền giấy để chơi cùng bé và giúp con phân biệt tờ tiền nào nhỏ nhất, tờ tiền nào lớn nhất và tờ tiền nào có màu đậm nhất.

Trò chơi này không chỉ giúp bé phát triển nhận thức về kích thước, số lượng, màu sắc mà còn giúp bé hiểu rõ giá trị của những tờ tiền.

Chú ý: Hạn chế sự nguy hiểm của đồng xu. Nên thu dọn các vật nhỏ (đồng xu) cho bé sau khi chơi và không để bé chơi một mình hoặc với bạn cùng lứa.

Dành cho các bé 3 - 6 tuổi

Trò chơi xếp tiền

Bạn chuẩn bị một số đồng xu có mệnh giá 200, 500, 1000, 2000 và 5000 đồng rồi để tất cả vào một chiếc hộp bên phải. Bạn cũng để vào chiếc hộp bên trái những tờ tiền giấy có mệnh giá tương đương.

Sau đó, yêu cầu bé xếp các đồng xu và các tờ tiền giấy thành những cặp có giá trị tương đương. Bạn có thể hướng dẫn bé cách phân loại dựa vào con số ghi trên mỗi đồng xu và mỗi tờ tiền.

Trò chơi tiền thật - tiền giả

Bạn photo một số tờ tiền giấy mệnh giá nhỏ (nếu có thể thì photo màu là tốt nhất), sau đó cắt chúng ra các kích cỡ bằng tiền thật. Trộn lẫn những tờ tiền giả này với những tờ tiền thật và yêu cầu bé tìm những tờ tiền thật. Bạn có thể thưởng cho con những tờ tiền thật tìm được và gợi ý bé tiết kiệm hoặc cất vào một góc riêng của mình.

Trò chơi này giúp bé phân biệt được những tờ tiền thật và có ý thức tíết kiệm tiền.

Dành cho các bé học tiểu học

Trò chơi tìm sự khác biệt

Bạn sưu tập những tờ tiền giấy có mệnh giá 10.000 và 20.000 đồng rồi cho bé so sánh với các tờ tiền polymer có mệnh giá tương đương và giúp bé tìm ra những sự khác biệt về màu sắc, họa tiết, chất liệu… Bạn có thể giải thích cho bé hiểu tại sao những tờ tiền mới lại khó có thể làm giả (chất liệu, màu sắc, những hoa văn chìm…).

Trò chơi đi chợ

Cắt từ các tạp chí những tranh ảnh về các loại thực phẩm như rau quả, thịt, cá, trứng… đồng thời bạn hãy làm những bảng giá tiền giống như ở siêu thị cho mỗi loại thực phẩm đó (ví dụ như rau muống giá 2000 đồng, trứng giá 3000 đồng…). Sau đó, đề nghị bé “đi chợ” và chuẩn bị một bữa cơm cho gia đình với tổng giá tiền là 10.000 đồng. (Bạn có thể tăng dần mức giá tiền của bữa ăn để tạo cho bé sự đổi mới).

Trò chơi những cái lọ đựng tiền
Bạn chuẩn bị khoảng 2 - 3 chiếc lọ thủy tinh (không cần phải quá to) và nhét vào trong những đồng tiền xu hoặc tiền giấy. Hỏi bé xem trong mỗi lọ có bao nhiêu tiền. Sau đó bạn có thể để bé lấy tiền ra và đếm lại xem mình đoán có đúng không.

Trò chơi đo khoảng cách

Trước khi bắt đầu trò chơi, bạn có thể chuẩn bị cho bé một xấp tiền bằng giấy (tự làm) và để bé điền mệnh giá lên mỗi tờ.

Sau đó, bạn hãy bảo bé xếp từng tờ tiền tiếp nối nhau từ giường ra đến cửa ra vào, hoặc từ ghế salon đến TV… Sau khi bé đã xếp xong, bạn hãy yêu cầu bé đếm xem khoảng cách đó trị giá bao nhiêu tiền.

Nguồn: VnExpress

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Nên ăn các loại hạt giúp bé phát triển chiều cao

Một nghiên cứu gần đây cho biết, các loại hạt giàu magie cũng giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn.

Xương chắc khỏe giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn. Rất nhiều phụ huynh cho rằng chỉ có sữa và các thực phẩm giàu canxi khác mới có thể tăng chiều cao cho bé. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy các loại hạt giàu magie cũng có tác dụng tương tự như sữa, giúp cho xương chắc khỏe. Nếu chịu khó ăn các loại hạt điều độ, thì có thể giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn.

Các loại hạt - siêu thực phẩm cho xương chắc khỏe

Theo tờ Daily Mail của Anh đưa tin, một nghiên cứu mới ở Houston đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm giàu magiê đóng một vai trò quan trọng trong phát triển xương. Các loại hạt giàu magiê có tác dụng tương tự như sữa và phát huy tác động mạnh mẽ tới sự phát triển xương của bé.

Trong những năm qua, nhiều phụ huynh đã cho con uống sữa và ăn các thực phẩm giàu canxi khác để tăng cường sức khỏe xương, nhưng trong các chương trình nghiên cứu mới cho biết: hạt bí, sô-cô-la đen, cá hồi và quả hạnh là những thực phẩm quan trọng không kém.

Các loại hạt giàu magie cũng giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Như chúng ta đã biết, magie rất quan trọng đối với sức khỏe xương của người lớn, nhưng đối với xương của trẻ em thì còn cần một vài nghiên cứu tập trung. Tác giả chính của nghiên cứu, Steven Abrams, Đại học Y Baylor (Houston), cho biết: "Muốn con mình có xương khỏe mạnh, thì chế độ dinh dưỡng phong phú là điều cần thiết, một trong những chất dinh dưỡng quan trọng là magie và canxi.”

Các nhà nghiên cứu tuyển chọn 63 trẻ em khỏe mạnh, từ 4-8 tuổi, tham gia vào nghiên cứu này. Trong quá trình nghiên cứu, tất cả các trẻ em đều tự viết riêng một cuốn nhật ký thực phẩm. Và trong suốt quá trình này, trẻ em đều được thực hiện kiểm tra hàm lượng canxi và magie hai lần mỗi ngày trong bệnh viện vào ban đêm (để trẻ tiện thống kê lượng thực phẩm đã tiêu thụ trong ngày). Tại đây, theo cuốn nhật ký của các bé, các nhà nghiên cứu cung cấp giá trị hàm lượng canxi và magie cụ thể trong tất cả các loại thực phẩm mà bé đã ăn để chúng ghi lại. Chế độ ăn uống của các bé được cân lại trước và sau bữa ăn để xác định hàm lượng canxi và magie thực tế mà trẻ tiêu thụ.

Sau một loạt kiểm tra nghiêm ngặt (xét nghiệm nước tiểu, đo tĩnh mạch, đo nồng độ đồng vị, đo mật độ xương...) để tính toán chính xác hàm lượng canxi và magie dung nạp vào cơ thể trẻ, các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả như sau: Sự tiêu thụ và hấp thụ hàm lượng magie là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển xương của trẻ. “Chúng tôi tin rằng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh cho trẻ em, và một nguồn khoáng chất (bao gồm cả canxi và magie) là rất quan trọng để phát triển chiều cao cho bé”, Tiến sĩ Abrams kết luận. Kết quả nghiên cứu đã được công bố tại cuộc họp hàng năm của Hội Nhi khoa, tổ chức tại Washington.

Những thực phẩm giàu magie mẹ có thể đưa vào thực đơn của con: Bí ngô, bột yến mạch, sô-cô-la đen, hạnh nhân, hạt điều, sữa chua, đậu lăng, chuối ,các loại rau màu xanh đậm.

Ăn các loại hạt đều đặn sẽ giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn

Các loại hạt – giống như đồ ăn nhẹ lành mạnh, đã được các nhà dinh dưỡng coi là “công thức bí mật” cho tuổi thọ và xương. Các loại hạt rất giàu vitamin, sắt, kẽm và nhiều khoáng chất phong phú khác. Vì thế, các mẹ hãy khuyến khích các bé ăn các loại hạt như hạt điều, quả óc chó, hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí ngô, hạnh nhân...

Cha mẹ nên tận dụng mọi cơ hội để trẻ phát triển chiều cao một cách tối đa. (Ảnh minh họa)
Hãy biết tận dụng cơ hội để bé phát triển chiều cao tối đa
Báo cáo Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của cơ thể con người không giống nhau trong một năm. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong tháng 5, trung bình là 7.3mm, tiếp đó là khoảng tháng 6 – tháng 10, trung bình là 6.3mm. Vì vậy, các chuyên gia gọi đó là “Những tháng kỳ diệu”.

Tại sao cơ thể con người phát triển nhanh nhất trong tháng 5? Các nhà sinh vật học và các chuyên gia y tế cho biết tốc độ tăng trưởng của một người có liên quan chặt chẽ với yếu tố di truyền, nội tiết, thói quen, tình trạng dinh dưỡng, địa lý, khí hậu, tập thể dục và vài yếu tố khác. Thời điểm này chức năng của các cơ quan cơ thể người và các tế bào rất năng động, trao đổi chất, tuần hoàn máu, chức năng tiêu hóa, đường hô hấp, tiết hoóc môn tăng trưởng cũng đều tăng, vì thế nó là thời điểm để tăng tốc tăng trưởng và phát triển.

Ngoài ra, tháng 5 là thời điểm trẻ em tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn. Các hoạt động như chạy, nhảy trong ánh mặt trời kích thích tốt cho xương, tăng tốc phát triển xương. Ánh nắng mặt trời mùa hè cũng giúp tổng hợp vitamin D tốt hơn, phát huy sự hấp thu canxi (mà canxi là một yếu tố cần thiết cho việc thúc đẩy sự phát triển xương).

Tuy nhiên, mọi thứ đều có một ngoại lệ bởi sự phát triển của mỗi trẻ là không giống nhau. Đa số trẻ phát triển nhanh hơn vào mùa xuân nhưng một số trẻ lại phát triển tốt hơn vào mùa đông vì tăng trưởng chiều cao còn có quan hệ với nhiều yếu tố. Điều cha mẹ cần làm là tạo điều kiện tốt nhất cho con mình có cơ hội phát triển tối ưu.

Đảm bảo giữ lại vitamin C trong đồ ăn của Bé

Để giữ vitamin C trong đồ ăn của bé, các mẹ có thể tham khảo những cách đơn giản sau đây.

1. Tầm quan trọng của vitamin C với sức khỏe bé

- Vitamin C giúp tăng trưởng mô tế bào, làm lành vết thương và ngăn ngừa cảm thông thường. Đó cũng là một chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh như ung thư, bệnh tim....

- Để bé hấp thụ hiệu quả sắt và canxi từ thức ăn thì không thể thiếu vắng vai trò của vitamin C. Đây là lý do tại sao nên cho bé ăn rau củ quả trong mỗi bữa ăn.

- Thiếu vitamin C có thể dẫn đến các triệu chứng bao gồm đau ở các khớp, mệt mỏi, chảy máu hoặc viêm lợi, kìm hãm tăng trưởng ở bé.

Nếu muốn bé có sự phát triển và tăng trưởng lành mạnh thì không thể thiếu vắng vitamin C. Trong khi đó, vitamin C có thể hòa tan trong nước và rất nhạy cảm với ánh sáng hay nguồn nhiệt. Vì vậy nếu mẹ không biết cách giữ vitamin C trong đồ ăn cho bé thì cơ thể bé sẽ thiếu hụt vitamin C.


2. Một vài cách đơn giản để giữ vitamin C trong đồ ăn cho bé


Cách chọn mua và bảo quản rau củ:

- Hãy chịu khó đi chợ mỗi sáng để mua rau củ quả cho con vì rau củ quả để lâu cũng sẽ bị mất một lượng vitamin C đáng kể.

- Vì vitamin C rất nhạy cảm với ánh sáng hay nguồn nhiệt vì vậy mẹ hãy mua rau củ vào buổi sáng, đặc biệt lúc vừa được người bán thu hái rất lý tưởng vì lúc đó, rau củ là tươi ngon và nhiều dinh dưỡng nhất. Nếu không, các loại rau củ được bảo quản mát trong siêu thị cũng rất tốt vì chúng không bị mất chất do phải tiếp xúc với ánh sáng hay nhiệt độ.

- Những loại quả chín chứa nhiều viamin C hơn những quả chưa chín đấy các mẹ nhé!

- Cần bảo quản rau củ cho bé ở tủ lạnh để giảm thiểu thất thoát vitamin C.


Cách chế biến:

- Luôn chế biến thức ăn dặm và cho bé ăn hết trong cùng một ngày. Dù có bận rộn đến mấy, cũng tránh để bé ăn rau củ để lâu hoặc bị úa vì khi đó lượng vitamin C trong rau củ quả đã giảm đi rất nhiều.

- Hấp rau củ quả được coi là biện pháp tốt nhất để giữ vitamin C trong đồ ăn. Một số nghiên cứu cho thấy, chế biến thức ăn dặm bằng lò vi sóng giữ lại nhiều dinh dưỡng hơn hấp dù hầu hết cha mẹ không thích dùng lò vi sóng để chế biến thức ăn dặm.

- Vì vitamin C dễ tan trong nước nên khi luộc rau củ quả cho bé, các mẹ nhớ tận dụng nước luộc để chế biến đồ ăn cho con để không lãng phí lượng vitamin C bị thất thoát.

- Các mẹ không nên nấu rau củ quả trong thời gian quá lâu vì khi bị ninh lâu quá vitamin C trong củ quả sẽ bay hết. Chỉ cần rau củ quả vừa chín là mẹ có thể cho bé ăn.


Cách cho con ăn:


- Hầu hết các chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin C đều nằm dưới lớp vỏ trái cây. Vì vậy nếu bé có thể thì mẹ hãy tận dụng cơ hội cho bé ăn một số loại trái cây cả vỏ. Tuy nhiên, bạn cần chọn lọc vì không phải loại nào cũng cho bé ăn cả vỏ được.

- Trong vòng 1 giờ, không nên để bé cùng ăn sữa và cam, quýt. Chất chua (acid) trong loại hoa quả này, khi gặp protein trong sữa có thể bị ngưng động, kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình cơ thể bé hấp thụ chất dinh dưỡng từ cam, quýt.

Những nguyên tắc giúp bé nghe lời bố mẹ

Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Những cách dưới đây sẽ giúp bé nghe lời răm rắp mà bạn không cần phải mất công quát mắng.

Cha mẹ nên biết rằng cách mình giao tiếp với con cũng chính là cách bé dùng để giao tiếp với người khác. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dạy bé nghe lời.

1. Hiểu tâm lý con là cách để bé nghe lời

Đe dọa và giận dữ từ mẹ chỉ đẩy bé vào thế phòng thủ. Vì vậy khi muốn con làm một việc gì đó, thay vì hét lên: "Con phải dọn gọn chỗ đồ chơi này vào ngay cho mẹ", thì hay nói: "Mẹ cần con dọn dẹp hết đồ chơi con vừa bày ra. Mẹ bận lắm, mẹ còn rất nhiều việc khác phải làm".

Một lời khuyên hữu ích nữa là cha mẹ đừng bao giờ đặt ra những câu hỏi mà bé có thể trả lời bằng "không", ví dụ: "Con có nhặt quyển sách lên không?", mà hãy nói: "Con nhặt quyển sách lên giúp mẹ nhé".

2. Quy định những thói quen

Thay vì cứ đến bữa bạn lại phải hò hét ầm nhà để gọi con ngồi vào bàn ăn hay mỗi tối trước khi đi ngủ bạn phải dùng đủ mọi cách từ nịnh nọt đến dọa nạt để con đi đánh răng thì hãy tạo ra những thói quen. Và một cách đơn giản để những thói quen ấy trở thành thói quen thật sự thì mẹ hãy cùng bé đọc to những việc cần làm, ví dụ: "Phải rửa tay trước khi ăn", "Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày", "Khi ăn phải ngồi ngay ngắn trên ghế"...

3. Hãy cho bé sự lựa chọn

Cuối tuần, bé rất thích đi chơi công viên nhưng bạn lại không thể đưa con đi. Thay vì cứ khăng khăng "Con không được đi công viên" thì hoặc là giải thích lý do hôm nay con không thể đi được, hoặc là đưa cho bé sự chọn lựa: "Con không thể đi công viên nhưng con có thể được sang nhà bạn Bin chơi hoặc đọc cuốn truyện tranh mà con yêu thích".

4. Kết thúc tranh cãi

Khi bé nhà bạn bướng bỉnh, cứ khăng khăng không muốn làm theo ý mẹ và đưa ra những lý lẽ của riêng mình thì bạn hãy kết thúc tranh cãi bằng cách nói kiên định: "Mẹ sẽ không thay đổi quyết định của mình đâu". Đến nước này, bé nghe lời mẹ tuy hơi có chút ấm ức. Khi mọi cảm xúc được lắng xuống, mẹ hãy lựa thời điểm để giải thích cho bé hiểu vì sao mẹ làm thế.


Ảnh minh họa
5. Những kiểu nói dễ được bé chấp nhận

"Khi nào... thì": “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho cona” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”. Từ “khi nào” ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ “nếu”.

"Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì...": Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”.

Thông báo trước: Thay vì đột ngột bắt con phải dừng chơi gì đó, hãy thử nói: “Sắp đến giờ về rồi. Con chuẩn bị bye-bye các bạn nhé”.

Hãy gọi tên bé: Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên con; chẳng hạn: “Nhím, lấy giúp mẹ quyển sách”.

6. Nguyên tắc từng câu một

Đừng yêu cầu bé làm quá nhiều việc cùng một lúc vì mẹ càng dông dài, bé càng có xu hướng giả điếc. Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con và muốn bé nghe lời.

Để bé chắc chắn hơn, cha mẹ nên để bé nhắc lại yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.

7. Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn"

Thay vì "Bỏ con dao xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống". Thay vì: "Hãy cho Sam mượn đồ chơi", bạn nói: "Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi". Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.

8. Hướng dẫn bé cách giải quyết

Thay vì: "Đừng để bóng giữa nhà", bạn có thể thử: "Sam, con tìm chỗ cất quả bóng này cho gọn". Để bé tìm giải pháp cho một vấn đề thì tốt hơn vì nó là bài học tư duy lâu dài cho bé.

9. Nói đi – nói lại

Các bé tuổi mẫu giáo cần được nhắc nhở hàng nghìn lần cho cùng một việc. Bé dưới 2 tuổi gặp khó khăn khi ghi nhớ yêu cầu của mẹ. Hầu hết những bé từ 3 tuổi đều tiếp thu tốt những gì bạn đề nghị nhưng bạn vẫn cần nhắc nhở bé.

10. Phản ứng đối lập
Nếu bé nhà bạn cáu kỉnh, càng hét to lên thì bạn càng cần phải trả lời nhẹ nhàng hơn. Đừng bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực của con. Khi tâm trạng của bé không được tốt, bạn có thể nhẹ nhàng: "Mẹ hiểu..." hoặc "Mẹ giúp được gì cho con?". Một thái độ mềm mỏng của mẹ sẽ làm bé dịu cơn nóng nảy và biết nghe lời mẹ hơn.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Món canh giúp bà bầu tránh tăng cân


Bà bầu nên ăn những món giàu dưỡng chất. (ảnh minh họa)

2 món canh giúp mẹ bầu tránh tăng cân
Những món canh giàu dưỡng chất sẽ giúp thai nhi đủ chất mà mẹ bầu không hề tăng cân bạn nhé!

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với chị em bầu những món canh giàu chất dinh dưỡng mà rất dễ ăn trong tiết trời mùa hè nóng nực.

Canh gà – đậu Hà Lan

Nghe có vẻ lạ nhưng món ăn này cực kỳ dễ làm các mẹ bầu nhé. Chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu chu đáo một chút và thêm mấy phút chế biến, các mẹ sẽ có món canh thơm ngon bổ dưỡng không ngờ!



Nguyên liệu

- Ức gà: 100g
- Hạt đậu Hà Lan: 50g
- Cà chua: 2 quả
- Trứng gà: 1 quả
- Nước dùng: 1 tô to
- Gia vị (mắm, muối, mì chính, bột lọc...)

Chế biến

- Thịt gà đem rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, cho vào bát.

- Cà chua rửa sạch, cho vào nước sôi trần qua rồi lột vỏ, thái thành hạt lựu

- Hạt đậu rửa sạch.

- Đem bột lọc, trứng gà đánh vào bát thịt gà rồi trộn đều, viên thành những viên nhỏ vừa xinh.

- Cho nồi lên bếp với nước dùng, sau đó nêm gia vị vào rồi đun sôi bằng lửa lớn.

- Bỏ đậu Hà Lan vào nồi và đun sôi thì chuyển sang lửa nhỏ.

- Bỏ những viên thịt gà vào nồi đun sôi bằng lửa lớn. Khi gần chín cho nốt cà chua đã thái hạt lựu vào, cho thêm mỳ chính rồi dùng bột lọc cho canh sánh lại. Sau khi chín các mẹ bầu có thể cho thêm mấy giọt dầu thơm, cái này tùy ý nhé. Nếu mẹ nào không thích thì không cho cũng được.

Công dụng món ăn

Theo Đông y, hạt đậu Hà Lan vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện; thường được dùng chữa các chứng ăn uống khó tiêu do thấp nhiệt úng tắc ở tỳ vị, tăng huyết áp, tiểu đường...

Đậu Hà Lan dồi dào nguồn dinh dưỡng, cung cấp ít nhất 8 loại vitamin và 7 khoáng chất, ngoài ra còn giàu chất xơ và protein. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên chị em bầu đừng bỏ qua thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày. Món ăn này không những giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể mà không hề béo các mẹ nhé. Nếu bạn không muốn tăng cân nhiều mà con vẫn đủ chất, đừng bỏ qua món ăn này.

Canh cá diếc nấm hương


Nguyên liệu

- Cá diếc 1 con (500g)
- Nấm hương 50g
- Cà chua: 2 quả
- Thì là, hành lá
- Gia vị

Chế biến

- Cá diếc làm sạch, để ráo nước.

- Đun nóng chảo dầu, cho cá vào chiên vàng rồi vớt ra.

- Nấm hương rửa sạch rồi ngâm mềm.

- Hành lá, thì là rửa sạch, thái khúc

- Phi hành mỡ đến khi thơm cho cà chua vào trước, sau đó cho cá diếc, nấm hương, một chút nước nấu canh vào nồi đun sôi trong lửa lớn. Sau đó tiếp tục đun canh bằng lửa nhỏ trong 20 phút rồi nêm thêm gia vị vừa miệng.

- Nên ăn khi canh nóng.

- Nếu thích các mẹ có thể cho thêm măng tươi, dưa chua hoặc dứa vào canh nấu cùng. Tuy nhiên bạn chỉ cho với lượng vừa phải vì những loại thực phẩm này không được khuyến khích cho bà bầu ăn nhiều.

Các mẹ cần lưu ý, theo y học cổ truyền, cá diếc kỵ ăn chung với rau cải, gan lợn, cam thảo vì thế các mẹ bầu hãy lưu ý nhé!

Công dụng món ăn
Các mẹ bầu có biết rằng, cá diếc rất giàu dưỡng chất. Trong 100g cá diếc có 12g protein, 1,1g lipid, 54mg can-xi, 203g phospho, 2,5g sắt, các vitamin B1, B2 và vitamin PP…

Theo tài liệu y học cổ truyền, cá diếc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng tư bổ, lợi thủy, ôn trung hòa vị, kiện tỳ. Thịt cá diếc ăn dùng trong chữa rất nhiều bệnh như bệnh lỵ, đái ra máu, thủy thũng… do đó món ăn này cũng có thể giúp bạn giảm bớt triệu chứng phù và chứng táo bón, trĩ khi mang thai.

Đặc biệt, cá diếc chứa lượng protein lớn nên rất có lợi cho sự phát triển trí não thai nhi. Ngoài ra, theo các nhà dinh dưỡng Nhật Bản, bà bầu ăn nhiều cá sẽ giảm nguy cơ tăng cân quá nhanh mà thai nhi vẫn đủ chất. Vì vậy, chị em đừng bỏ quan món canh giàu dinh dưỡng này nhé!

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Tết thiếu nhi | Tết thiếu nhi 2013

Tết thiếu nhi 2013 đang tới gần, ngày mà cả thế giới hướng về thế giới trẻ thơ. Tại sao lại có ngày thiếu nhi, quốc tế thiếu nhi chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

Lịch sử ngày tết thiếu nhi:

Cách đây hơn 62 năm (2/1949), tại thủ đô Mát - xcơ - va (Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, gọi tắt là Liên Xô) Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế đã nhóm họp và quyết định lấy ngày 1 tháng 6 hàng năm làm Ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi.

Ngay sau sự kiện đó, nhiều tổ chức dân chủ quốc tế như Liên hiệp Công đoàn thế giới, Liên đoàn Thanh niên dân chủ quốc tế đã hoàn toàn nhất trí với quyết định của Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế. Từ đó, kể từ năm 1950, ngày 1 tháng 6 đã trở thành ngày hội của thiếu nhi Quốc tế.

Thời kỳ đó, phần lớn các nước châu Âu ngày ấy đang rên xiết dưới gót giày của quân đội phát xít Hít - le. Chúng đã tàn sát hàng chục triệu người, từ các cụ già đến các em thơ. Trong đó làng Li - đi - xơ xinh đẹp của đất nước Tiệp Khắc, đã phải chịu đựng những tội ác tàn bạo của quân đội Hít - le. Một ngày năm 1942, bọn phát xít Đức bất ngờ sục vào làng Li - đi - xơ, khi dân làng đang ngủ ngon giấc, chúng vơ vét hết tiền bạc của cải một cách trắng trợn và tàn sát người dân trong làng. Chỉ trong ngày hôm đó, bọn phát xít Đức đã giết 192 người dân trong làng, trong đó có 98 trẻ em. Toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn trong làng đều bị đốt phá, san phẳng thành bình địa. Chưa hết, hai năm sau (1944) cũng vào ngày 10 tháng 6, bọn khát máu Đức Quốc xã lại gây ra những tội ác vô cùng man rợ như ở Li - đi - xơ. Chúng kéo vào bao vây Ô - ra - đua, một thị trấn nhỏ ở miền trung nước Pháp, dí súng và lưỡi lê vào từng người dân, đẩy họ vào trong nhà thờ rồi tưới xăng dầu thiêu chết 642 người, trong đó có 267 trẻ em.

Giờ học các cháu thiếu nhi Trường Mần non bản Nậm Sin,
xã Chung Chải, Mường Nhé. Ảnh: V.T

Những tin tức thê thảm từ Li- đi - xơ và Ô - ra - đua đã làm chấn động dư luận thế giới. Chiến tranh thế giới kết thúc, nhưng loài người mãi không thể quên những tiếng kêu gào thảm thiết của các em bé và người dân vô tội ở Li - đi - xơ và Ô - ra - đua cũng như hàng trăm nghìn nơi khác trên thế giới đã bị phát xít giết hại. Với trách nhiệm thiêng liêng và cao quý của mình, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1 tháng 6 hàng năm làm ngày quốc thế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi Chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.

Đất nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1 tháng 6 và Tết Trung thu hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất, nhưng Bác Hồ kính yêu vẫn luôn nghĩ tới thiếu nhi cả nước, Bác gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác viết: “Bác thương các cháu lắm, Bác hứa với các cháu rằng đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng làm cho các cháu dần dần được no ấm, được vui chơi, được học hành, được vui sướng…”. Cũng từ đó, hàng năm cứ đến ngày 1 tháng 6 và Tết Trung thu, thiếu nhi cả nước ta lại hân hoan đón thư chúc mừng của Bác Hồ. Bác Hồ luôn hết sức quan tâm dạy bảo các cháu nên người, trong đó 5 Điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành nội dung giáo dục đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Thiếu niên, nhi đồng cả nước ta thật tự hào và vinh dự được mang tên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các cháu nguyện phấn đấu học tập, rèn luyện vừa hồng vừa chuyên để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Tỉnh ta có hơn 153.265 các cháu trong độ tuổi thiếu niên, nhi đồng. Tuy là tỉnh đặc biệt khó khăn, nhưng cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể luôn quan tâm đến công tác thiếu niên, nhi đồng. Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 - 6, Tết Trung thu hàng năm các cháu được các cô, bác thăm hỏi tặng quà, được các anh, chị đoàn viên thanh niên tổ chức vui chơi múa hát bổ ích.

Qua thời gian dần chúng ta được sống trong thời đại phát triển hơn, từ hồi khai sinh bác chú trọng chăm sóc các cháu thiếu niên nhi đồng, thừa hưởng tinh thần chỉ đạo của Bác và điều cần thấy sự phát triển của trẻ thơ.   Đảng và nhà nhà nước ta chú trọng việc chăm sóc thiếu niên nhi đồng, mầm non tương lai của đất nước.

Tết thiếu nhi 2013 đang tới gần nhiều hoạt động vui chơi, mua sắm, các bậc phụ huynh đang nô nức chuẩn bị quà cho các Bé. 

Vì vậy em có lập một chủ đề trên diễn đàn về tết thiếu nhi 1/6/2013, chủ đề là tập hợp những bài viết, bài hát, những giây phút ngộ nghĩnh của Bé yêu. Chúng ta có thể tham khảo tại địa chỉ dưới đây:

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Hiểu Bé qua từng tháng tuổi

Trong năm đầu đời, dù chưa biết nói nhưng không có nghĩa là bé không biết giao tiếp và học hỏi. Ngược lại, bé học rất nhiều từ mẹ đấy. Các mẹ hãy tìm hiểu đặc điểm từng tháng tuổi của bé để có phương pháp giúp bé phát triển tốt nhất nhé!




Bé 1 tháng

Bạn dành nhiều thời gian ở bên cạnh bé càng tốt. Vì sao ư? Bởi vì trẻ sơ sinh có tầm nhìn tốt nhất ở khoảng cách từ 20 – 38 cm. Khi mắt đang phát triển, bé thường nhìn xung quanh và tập trung vào những khuôn mặt của người đối diện. Khi bé thức, bạn hãy kề sát mặt mình với mặt bé, nhìn bé một cách trìu mến để tăng sự kết giao.


Bé 2 tháng

Giúp bé phát triển tốt bằng cách nhẹ nhàng nắm tay bé vỗ vỗ vào nhau và hát khe khẽ. Bé sẽ dần dần quen với việc ngôn ngữ và điệu bộ đi kèm với nhau và từ từ bắt chước giống bạn. Vì thế, hãy cười thật tươi khi ôm bé, làm những cử chỉ khác nhau và lặp lại thường xuyên. Vài tháng sau, bạn sẽ thấy bé làm y hệt bạn cho mà xem.


Bé 3 tháng

Bé bắt đầu biết dùng tay huơ huơ để chơi đùa hay muốn lấy thứ gì đó. Để giúp bé phát triển sự phối hợp giữa tay và mắt, bạn nền chọn những món đồ chơi nhiều màu sắc và để trong tầm tay cho bé nắm lấy. Bé cũng thích nâng đầu mình lên một chút. Cho bé chơi với một chiếc gương (đã được che phủ góc cạnh an toàn) cũng là phương pháp giúp động tác bé linh hoạt hơn bởi bé sẽ rất thích nhìn gương mặt dễ thương của mình trong gương.


Bé 4 tháng

4 tháng tuổi, cái gì với bé cũng mới lạ và thích học hỏi: Nào cách vận động, nào những người xung quanh, nào giọng nói, âm điệu, cảm xúc… Bé cũng biết thể hiện rõ cảm xúc của mình như: vui thích khi chộp được món đồ chơi màu mè hoặc mếu máo hay khóc thét lên khi bị lấy mất đồ chơi. Đây là thời điểm bé hình thành phản xạ.


Bé 5 tháng

Mắt và tai của bé đã hoàn thiện chức năng như người lớn vào 5 tháng tuổi. Cục cưng của bạn bắt đầu biết bập bẹ từ ngữ. Giúp bé học các giao tiếp bằng cách nói chuyện với bé nhiều hơn, lặp đi lặp lại rõ ràng những cụm từ nào đó bạn cố ý muốn dạy bé, bé sẽ cố gắng để học nói theo bạn. Đây cũng là lúc bạn nên bắt đầu đọc sách cho bé nghe, chỉ vào đồ vật và gọi tên để bé học nhận diện.


Bé 6 tháng

Khi cục cưng 6 tháng của bạn biết ngồi và bò đi xung quanh, hãy khuyến khích bé vận động bằng cách đặt món đồ chơi khỏi tầm với của bé một chút, khuyến khích bé tự với tới. Lưu ý là em bé thường “ăn tất cả mọi thứ vớ được”, vì thế bạn phải thật cẩn thận khi chọn đồ chơi cho bé. Nên chọn những món có kích thước lớn hơn lõi giấy toilet một chút cũng nhưng bảo đảm khu vực xung quanh an toàn cho bé.


Bé 7 tháng

Các kỹ năng của bé đã cứng cáp hơn một chút và bắt đầu biết cách nắm chặt đồ vật. Tiếp tục đặt những món đồ chơi an toàn xung quanh, khuyến khích bé nhặt lên để phát triển kỹ năng vận động. Cho bé chơi những chiếc muỗng và tách nhựa an toàn. Cũng có thể cho bé ngồi trên bãi cỏ êm mượt, bé sẽ thích thú nhổ từng cọng cỏ bằng bàn tay bé xíu của mình.


Bé 8 tháng

8 tháng tuổi là khoảng thời gian bé nhận biết không gian và sử dụng từ ngữ. Lúc này nên cho bé chơi những ráp vật này khít với vật kia như ghép hình hay nồi niêu xoong chảo. Mẹ cũng nên hỏi bé kiểu như: “Mũi của con đâu?” rồi lấy tay chỉ vào mũi bé. Tương tự với các bộ phận khác trên cơ thể và lặp lại trò chơi này liên tục để dạy bé biết ý nghĩa của ngôn từ.


Bé 9 tháng

Lúc này bé hay bị cuốn hút bởi những thứ có thể đung đưa như bản lề. Bé có thể mở ra đóng lại cuốn sách hàng chục lần, đung đưa cánh cửa tủ, hộp carton, những món đồ chơi kéo ra đẩy vào… Đây cũng chính là lúc bé phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.


Bé 10 tháng
Bé sẽ rất yêu thích trò chơi trốn tìm khi được 10 tháng. Chơi trò “Mẹ đi đâu rồi” sẽ giúp bé phát triển kỹ năng vận động và bắt đầu cho bé hiểu rằng: “Một thứ không nhìn thấy không có nghĩa là nó đã biến mất mà vẫn còn đâu đó rất gần”. Bạn hãy giấu món đồ chơi sặc sỡ bé yêu thích vào dưới một chiếc khăn hay trong nộp cát. Cho bé thò tay vào sờ tìm chúng. Bé sẽ rất thích thú và không bao lâu sẽ tự mình tìm được mà không cần mẹ giúp đỡ.


Bé 11 tháng

Tiếp tục giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ với nhiều bài hát và trò chơi. Mẹ nên nhớ rằng, ngôn ngữ phát triển tốt nhất bằng sự tương tác qua lại với nhau chứ không phải một chiều từ TV hay các DVD chương trình trẻ em. Vì thế bạn hãy trò chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt. Kể cho bé nghe bạn đang làm gì, đặt ra những câu hỏi, sử dụng cử chỉ và giọng điệu…, bé sẽ quan sát và nắm bắt từ hành động của bạn.


Một số trẻ sẽ biết nói từ sớm. Một số khác chỉ… im lìm “thu thập thông tin” mà chưa buồn “nói năng” gì. Sự khác biệt này là điều bình thường giữa những đứa trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn quá lo lắng về thiên thần nhỏ của mình, hãy tư vấn bác sĩ nhi khoa. Năm đầu tiên trong cuộc đời của bé rất thú vị, và là những người mẹ, bạn nhớ đừng bỏ qua mà hãy tận hưởng khoảng thời gian tuyệt diệu này các mẹ nhé!

Những sản phẩm tốt và không tốt cho Bé giải nhiệt mùa hè

Đồ uống tưởng chừng là chuyện nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại không hề đơn giản, đặc biệt với trẻ em. Thức uống cho trẻ rất đa dạng, từ nước ép trái cây, sữa tươi, sữa đậu nành đến sinh tố… Chúng góp phần quan trọng trong việc cung cấp canxi cho xương phát triển, năng lượng cho vận động và các vi khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của bé.

Tuy nhiên, không phải thức uống nào cũng tốt cho bé. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các mẹ một vài thông tin cần thiết để biết cách lựa chọn nước giải khát cho con mình một cách khoa học, lành mạnh.

Hãy xem thức uống nào tốt và thức uống nào tệ cho bé để có sự lựa chọn thông thái các mẹ nhé!

Lưu ý: Các thông tin trong bài này là dành cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chỉ nên bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Từ 6-12 tháng trẻ cũng có thể uống một lượng nhỏ nước. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chờ cho đến khi con mình tròn 1 tuổi thì mới bắt đầu cho bé làm quen với sữa bò.

Nước lọc

Không gì có thể thay thế được nước bởi nó giúp dưỡng ẩm, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa táo bón và nhiễm trùng đường tiểu mà không cần phải bổ sung thêm calo hoặc đường. Nước cũng là một nguồn florua tốt cho cơ thể (điều này rất quan trọng để có một hàm răng khỏe mạnh). Vì vậy, các mẹ nên khuyến khích con uống nhiều nước. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý là mỗi giai đoạn, cơ thể các con cần lượng nước khác nhau nhé!

Nước khoáng

Là nước uống có chứa các chất khoáng như natri, kali, can-xi, magie… Các loại nước khoáng do chứa thêm các chất khoáng nên đối với trẻ nhỏ cần được dùng đúng lúc, đúng đối tượng và không được sử dụng bừa bãi. Đặc biệt, các mẹ không nên dùng loại nước khoáng có chứa hàm lượng khoáng cao để pha sữa vì chức năng thận của trẻ còn yếu không đào thải được chất khoáng dư thừa ra khỏi cơ thể, vì vậy những chất khoáng dư thừa sẽ tích lũy lại trong người và gây rối loại nhịp tim, tăng huyết áp, phù…

Sữa bò

Sữa bò là một nguồn cung cấp canxi, vitamin D cũng như protein và các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), hầu hết trẻ em sẽ có đủ canxi và vitamin D nếu uống sữa bò mỗi ngày.

Trẻ 1 tuổi có thể uống sữa bò nguyên chất, trừ khi chúng đang có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì. Trẻ từ 2 tuổi trở lên nên dùng sữa ít chất béo. Chú ý, các mẹ không nên cho trẻ uống quá nhiều sữa mỗi ngày bởi vì trẻ có thể không có chỗ cho các loại thực phẩm khác.

Sữa mẹ

Sữa mẹ là lựa chọn tuyệt vời nhất để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng, cũng như đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ. Ngoài ra, việc cho con bú còn giúp hỗ trợ tinh thần cho trẻ và tình mẫu tử sâu sắc hơn.

Thức uống sử dụng chế phẩm từ sữa, sữa chua

Hầu hết các thức uống làm từ sữa đều có chứa các chất dinh dưỡng tương tự như sữa, nhưng một số lại không được tăng cường vitamin D. Do đó, các mẹ nên chú ý đọc nhãn dinh dưỡng trước khi quyết định lựa chọn loại thức uống làm từ sữa cho con. Một số lại được bổ sung thêm các vi khuẩn có lợi để hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn đường ruột có hại. Tuy nhiên, lượng vi khuẩn cũng có thể không đủ để tạo ra sự khác biệt trong sức khỏe của trẻ.

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol nên rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, vấn đề là sữa đậu nành có chứa ít chất dinh dưỡng hơn sữa bò. Nếu các mẹ lựa chọn sữa đậu nành để thay thế sữa bò cho con mình thì các bác sĩ có thể đề nghị bổ sung thêm vitamin.

Để tận dụng tối đa lợi ích của sữa đậu nành, các mẹ có thể lựa chọn một thương hiệu sữa nào đó có bổ sung canxi và vitamin A, D và B12.

Sữa gạo, sữa hạnh nhân và nước dừa

Sữa gạo, sữa hạnh nhân và nước dừa có chứa các chất dinh dưỡng và lượng protein ít hơn so với sữa bò. Vì vậy, nó không phải là một thay thế tốt đối với trẻ trên 1 tuổi.

Lưu ý: Các chuyên gia tại Consumer Reports gần đây cho thấy mức độ đáng lo ngại của asen trong sữa gạo (gạo và các sản phẩm khác). Dựa trên những kết quả, họ khuyên rằng trẻ em dưới 5 tuổi không nên uống sữa gạo hàng ngày.

Nước ép trái cây

Nước trái cây là thức uống tốt cho trẻ. Chúng vừa cung cấp nước lại vừa cung cấp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ngoài ra, chúng giúp xóa tan những mệt mỏi, tăng cường chức năng hoạt động của não và kích thích hoạt động mạch máu, giúp lưu thông khí huyết tốt trong cơ thể người.

Tuy nhiên, dùng trái cây cả quả là một lựa chọn tốt hơn. Nước trái cây thiếu chất xơ và chứa ít vi chất dinh dưỡng hơn khi ăn cả quả. Trẻ em có xu hướng thích uống nước trái cây hơn. Vì vậy, cha mẹ nên khuyễn khích con ăn trái cây cả quả để nhận đầy đủ vitamin và chất xơ có trong hoa quả.

Nước ép rau

Những loại nước ép rau có thể là một cách dễ dàng để cung cấp khẩu phần rau cho cơ thể mỗi ngày. Củ đậu, bí xanh, nước rau má… rất tốt cho cơ thể nhất là đối với trẻ bị thừa cân, béo phì vì vừa không sợ bị tăng cân, mà còn có tác dụng giải nhiệt nhất là trong những ngày hè nóng bức.

Tuy nhiên, một số loại nước ép rau chứa hàm lượng natri cao hơn hẳn lượng natri cần thiết cho cơ thể trẻ mỗi ngày. Điều đó bất lợi cho sức khỏe. Vì thế, khi lựa chọn loại nước ép rau, cha mẹ nên chọn loại có hàm lượng natri thấp.

Nước chanh và nước chanh tự chế

Nước chanh và nước chanh tự chế đều là nguồn cung cấp vitamin C hợp lý, nhưng cả hai phiên bản tự chế và mua ở cửa hàng đều có chứa nhiều đường, mà đường nhiều thì không tốt cho trẻ.

Soda và các loại nước có ga

Nước soda va các loại nước có ga không có giá trị dinh dưỡng. Hầu hết các nhãn hiệu đều có chứa màu hoặc hương vị nhân tạo. Chúng cũng chứa đường hoặc chất ngọt nhân tạo. Trẻ em không nên uống nhiều vì có thể gây thừa cân, béo phì hoặc đầy bụng, biếng ăn và cung cấp calo rỗng.

Trà xanh, đen và trà thảo mộc

Trà xanh hoặc trà đen có chứa chất chống oxy hóa có lợi nhưng trà cũng có chứa caffeine không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên cân nhắc khi cho con uống loại thức uống này nhé. Nếu bé quá thích trà thì mẹ nên lựa chọn những loại trà dành cho trẻ em. Và đừng quên bổ sung các thức uống khác giàu chất dinh dưỡng hơn cho con.

Trà thảo mộc vốn không có giá trị dinh dưỡng. Trong khi một số loại trà thảo mộc có thể được an toàn, thì một số khác lại có khả năng ảnh hưởng không mong muốn và chứa một số chất độc hại.

Nước ngọt

Hầu hết các sản phẩm nước ngọt không có giá trị dinh dưỡng. Chúng chứa hoặc là các chất ngọt nhân tạo, hoặc là calo từ đường vốn không tốt cho sức khỏe. Chúng cũng có thể chứa thêm màu nhân tạo hoặc hương vị hóa học. Nước uống thể thao còn có chứa thêm natri, không cần thiết cho trẻ. Còn nước ép quả công nghiệp lại có nhiều đường, hàm lượng chất khoáng và vitamin ít không tốt cho sức khoẻ, uống nhiều dẫn đến thừa cân – béo phì.

Đồ uống năng lượng

Những sản phẩm này không có giá trị dinh dưỡng. Hầu hết các đồ uống năng lượng có chứa một lượng lớn caffeine cũng như đường hoặc chất ngọt nhân tạo. Một số tuy có chứa các loại thảo mộc nhưng cũng có thể không an toàn cho trẻ.

Có những loại nước uống, ngoài việc cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể chúng còn mang lại nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt cho sự phát triển của con trẻ.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Làm thế nào để giữ thai kì trọn vẹn

Thai kỳ dài, nhiều bất trắc chực chờ cướp mất đứa con trong bụng. Vì thế, giữ thai trọn vẹn đến ngày chào đời là điều mà bất cứ thai phụ nào cũng ao ước…

Những quyết định kịp thời

Một thai phụ va quẹt với xe taxi và… té nhẹ, không một vết thương, nhưng khi đi khám thai, phát hiện cổ tử cung bị hở 1cm, chiều dài cổ tử cung ngắn lại, bác sĩ (BS) đề nghị khâu. Chị về nhà suy nghĩ, có lẽ không sao, chỉ cần không đi lại nhiều thì vẫn giữ được thai. Thế nhưng, khi biết chuyện, chồng chị đã chở đến bệnh viện và BS điều trị đề nghị cần có biện pháp giữ thai. Trường hợp bị hở cổ tử cung cũng có nhiều nguyên nhân như dị tật bẩm sinh, cổ tử cung không toàn vẹn, chấn thương, té, phẫu thuật bóc nhân xơ, nong nạo… nhất là những trường hợp phá thai to. Khi bị hở cần khâu sớm vào đầu ba tháng giữa thai kỳ.

Một trường hợp khác, mang thai gần ngày sinh thì phát hiện bé đạp rất đau, nhưng mẹ cứ nghĩ do bé trong bụng đạp mạnh. Đến khi người nhà thấy bất ổn mới đưa vào bệnh viện, BS siêu âm thấy nước ối của thai phụ đã tụt rất thấp buộc phải mổ cấp cứu. Sau khi mổ xong, bé được đưa xuống khoa dưỡng nhi để kiểm tra sức khỏe cả buổi mới được về với mẹ. Lúc đó mới biết, nếu không kịp thời nhập viện thì thai phụ đã mất đứa con. Vì thế, cần đi khám thai định kỳ theo lời dặn của BS. Khi thấy nước ối tụt xuống mức báo động, BS sẽ giữ lại để làm xét nghiệm đánh giá sức khỏe của bé, kiểm tra và cho mẹ uống nước, uống sữa (loại trừ nguyên nhân thiếu nước), siêu âm lại.

Thai kỳ dài, nhiều bất trắc chực chờ cướp mất đứa con trong bụng. (ảnh minh họa)
Khi thai to gần ngày sinh, nước ối tụt, bà bầu sẽ cảm thấy bé đạp nhiều hơn, đau và mệt mỏi... Nặng hơn, một số bà bầu thấy thai đạp yếu dần. Theo ThS-BS Nguyễn Hữu Trung, giảng viên Đại học Y Dược, các bà mẹ khi đến gần ngày sinh cần theo dõi thai máy. Bình thường, thai máy đều mỗi ngày và thông thường, trong vòng một giờ sau ăn (sáng - trưa - tối), thai đạp tối thiểu bốn lần. Nếu thai đạp không được bốn lần trong khoảng thời gian một tiếng đồng hồ này, thai phụ nên đi khám thai để được BS chuyên khoa sản đánh giá sức khỏe của thai. Thai phụ có thể đến khám trước hẹn của BS, không cần đúng hẹn, sự tuân thủ nghiêm túc, cứng nhắc nhiều lúc đã là quá muộn… Khi phát hiện thai suy, người thầy thuốc sẽ đưa em bé ra ngoài…

Nhiều nguyên nhân gây mất thai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người mẹ mất đi núm ruột của mình như: tử cung có tật, bất đồng di truyền… Ngoài những nguyên nhân này còn có các trường hợp thai đang phát triển bình thường lại dọa sẩy. Theo bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy - PGĐ BV Từ Dũ TP.HCM, mẹ lao động nặng nhọc, kiệt sức hoặc mắc bệnh nội khoa cũng có thể bị sẩy thai. Có trường hợp cổ tử cung không toàn vẹn, hở eo phần tiếp giáp giữa cổ và thân tử cung cũng gây sẩy thai, sinh non… Ngoài ra, còn có những trường hợp sẩy thai không triệu chứng, chỉ phát hiện qua siêu âm (túi thai bị bóc tách 5 - 10%, máu tụ sau bánh nhau…). Còn sẩy thai có các triệu chứng: đau bụng ra huyết hoặc tự nhiên ra huyết… sẽ nhìn thấy rõ khi siêu âm, tỷ lệ túi thai bị bóc tách trên 10%...

Một nguyên nhân thường gặp cũng gây sẩy thai là siêu âm sớm ngay sau khi mất kinh. bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy giải thích: “Đã có một số nghiên cứu cho thấy, siêu âm sớm quá không tốt cho thai vì đây là thời điểm phôi đang di chuyển làm tổ. Chỉ siêu âm khi trễ kinh trên hai tuần để kiểm tra tim thai, có mấy túi thai, tính tuổi thai, hẹn ngày đo độ mờ da gáy (phát hiện sớm dị tật và bệnh down). Trong trường hợp thai bị bóc tách sẽ được bổ sung progesterol để dưỡng thai."

Tuy nhiên, ngoài những trường hợp dọa sẩy, dọa sinh non có thể giữ được còn có các trường hợp sẩy thai tự nhiên. Đó là do thai bị dị tật nặng nề: vô sọ, não úng thủy… Vì thế, cũng đừng quá đau buồn khi không thể giữ được thai. Hãy bồi dưỡng sức khỏe để lần sau có con khỏe mạnh, thông minh.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Ăn uống làn mạnh giúp bạn sống tốt

Ăn uống lành mạnh không phải là lập ra công thức dinh dưỡng khắt khe hay phải bỏ đi thực phẩm yêu thích. Thay vào đó, nó cho bạn cảm giác tuyệt vời về ẩm thực, có nhiều năng lượng, mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

1. Làm mới chế độ ăn

-  Đơn giản hóa: Thay vì quá quan tâm đến tính toán năng lượng hoặc khẩu phần ăn, bạn hãy quan tâm đến màu sắc, đa dạng và tươi mới của thực phẩm, như thế sẽ dễ dàng chọn được thực phẩm lành mạnh hơn. Chìa khóa là tập trung vào những thực phẩm yêu thích và công thức nấu ăn đơn giản sao cho kết hợp được nhiều thực phẩm tươi. Dần dần chế độ ăn của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh và ngon miệng hơn. Một số lời khuyên:

- Từ từ thay đổi những thói quen ăn uống: Thay đổi lập tức những thói quen ăn uống đã thành nếp có vẻ khó khăn và dễ khiến kế hoạch mới bị đổ vỡ. Bạn hãy thực hiện từng bước nhỏ, ví dụ mỗi ngày thêm một món rau trộn có đầy đủ các loại rau khác nhau hoặc chuyển từ bơ, các dầu ăn thông thường sang dầu ôliu khi nấu ăn.

Khi thay đổi này thành thói quen, bạn hãy thực hiện thêm những thay đổi khác. Chú ý không cần loại bỏ hoàn toàn thực phẩm bạn yêu thích mà phải đặt mục tiêu lâu dài là cơ thể có nhiều năng lượng, giảm ung thư và bệnh tật.

- Thêm nước và tập thể dục vào chế độ ăn: Nước đào thải các chất cặn bã và độc tố khỏi cơ thể. Khi đói, uống nước cũng là một lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Cũng như vậy, bạn cần có một vài hoạt động và thêm nó vào cuộc sống hằng ngày của bạn giống như là thêm cây xanh, quả việt quất hoặc cá hồi. Những lợi ích sức khỏe của tập thể dục suốt đời giống như một thực phẩm lành mạnh cho bạn vậy.

Ăn rau quả nhiều màu sắc vì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau.
2. Ăn uống điều độ

Nền tảng cho bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào là điều độ. Nhưng điều độ là gì? Bao nhiêu là chuẩn? Điều này phụ thuộc vào chế độ ăn uống tổng thể của bạn, sao cho không phải ngày một ngày hai mà cho đến khi bạn có được trọng lượng lý tưởng. Do đó, hãy đăt chế độ ăn điều độ trong điều kiện cân bằng tất cả các carbohydrate, protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất...

Cân bằng và điều độ là ăn ít hơn mức hiện tại chúng ta đang ăn. Cụ thể, ăn ít các chất không lành mạnh (như chất béo bão hòa) và ăn nhiều các chất lành mạnh như rau, củ, quả. Điều này cũng không có nghĩa bạn phải bỏ đi thực phẩm yêu tích. Ví dụ, ăn thịt xông khói vào buổi sáng một tuần một lần, có thể cân nhắc điều độ nếu bạn ăn mức này vào bữa trưa hay bữa tối nhưng sẽ mất cân bằng nếu ăn kèm một hộp bánh rán hay pizza xúc xích.

Cố gắng không có nghĩa là phải cấm một số thực phẩm, bởi việc này sẽ khiến bạn thèm muốn hơn. Hãy ăn bớt đi và ăn không thường xuyên. Một số mẹo là sử dụng bát, đĩa đựng đồ ăn nhỏ hơn. Nếu đói hãy ăn thêm rau hay hoàn thành bữa ăn với hoa quả.

3. Ăn uống lành mạnh không phải là "ăn gì" mà là "ăn như thế nào"

Thói quen ăn uống có thể học được và điều quan trọng là bạn biết ăn như thế nào hơn là nuốt gọn một cái gì đó trước giờ làm hay ăn vội trên đường. Do đó, lời khuyên là:

- Ăn với người khác bất cứ lúc nào có thể, nhất là cho trẻ em vì như thế sẽ hình thành thói quen lành mạnh. Việc ăn trước ti vi, máy tính sẽ rất có hại cho đầu óc và dạ dày.

- Hãy dành thời gian thưởng thức bữa ăn: Chúng ta thường có xu hướng ăn vội vàng, việc này rất hại. Vì thế, hãy nhai chậm và tận hưởng hương vị của thực phẩm.

- Lắng nghe cơ thể: Hãy xem cơ thể bạn có thể chứa được bao nhiêu đồ ăn. Trong khi ăn, hãy dừng lại trước khi bạn cảm thấy no vì phải mất vài phút não bộ mới lắng nghe được cơ thể mà lúc đó thì bụng đã no. Vì thế bạn hãy ăn từ từ.

- Ăn sáng và chia nhỏ bữa ăn: Một bữa sáng lành mạnh có thể khởi động quá trình trao đổi chất và những bữa ăn nhỏ sẽ hiệu quả hơn hẳn so với 3 bữa ăn hàng ngày.

- Tránh ăn vào ban đêm: Cố gắng ăn tối sớm trước bữa ăn sáng hôm sau từ 14 đến 16h. Nghiên cứu ban đầu cho rằng đây là cách đơn giản để điều chỉnh chế độ ăn uống và cho hệ tiêu hóa của bạn một kỳ nghỉ dài mỗi ngày để điều chỉnh trọng lượng. Tốt nhất hãy tránh các đồ ăn nhẹ sau bữa tối vì nó có nhiều mỡ và calo.

4. Thêm rau quả đầy màu sắc

Rau quả là nền tảng cho chế độ ăn lành mạnh. Chúng ít calo, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ.

Cố gắng ăn rau quả nhiều màu sắc trong bữa ăn mỗi ngày, bởi nó không chỉ nhiều chất dinh dưỡng mà nhiều màu sắc sẽ cung cấp nhiều lợi ích khác nhau. Mục tiêu là phải ăn tối thiểu 5 màu sắc rau quả mỗi ngày. Một số lựa chọn tuyệt vời bao gồm:

- Rau xanh: Rau diếp, cải xoăn, mù tạt, bông cải xanh, cải bắp vì chúng chứa nhiều canxi, magie, sắt, kali, vitamin A, C, E, và K.

- Rau ngọt: Các loại rau ngọt tự nhiên như ngô, cà rốt, củ cải, khoai lang, khoai mỡ, hành, bí vừa thêm vị ngọt cho bữa ăn mà lại giảm cảm giác thèm đồ ngọt khác.

- Trái cây: Hoa quả tươi cung cấp chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Ví dụ dâu tây chống ung thư, táo cung cấp chất xơ, cam xoài cho vitamin C...

Cần biết, các loại vitamin từ thực phẩm không phải là thuốc, nó không thể thay thế thuốc trị bệnh. Lợi ích của nó đến từ việc ăn thường xuyên và kết hợp nhiều loại.

5. Ăn nhiều tinh bột tốt và ngũ cốc thô

Ngoài việc ngũ cốc và tinh bột đáp ứng nhu cầu ăn uống, ngon miệng, nó còn rất giàu phytochemical và chất chống oxy hóa, có thể chống bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt sẽ có trái tim khỏe mạnh. Dưới đây là định nghĩa đơn giản về tinh bột tốt và tinh bột không tốt:

- Tinh bột tốt bao gồm ngữ cốc nguyên hạt, đậu, quả và rau. Tinh bột lành mạnh được tiêu hóa chậm, giúp bạn no lâu hơn, giữ lượng đường trong máu và ổn định mức độ insulin.

- Tinh bột không tốt là các loại thực phẩm như bột mì trắng, đường tinh chế, gạo đã bị loại bỏ cám, chất xơ và chất dinh dưỡng. Tinh bột xấu tiêu hóa nhanh, gây đột biến năng lượng và lượng đường trong máu.

Do vậy, ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo nâu, lúa mì, lúa mạch, kê... Thử nghiệm với các loại hạt khác nhau để biết bạn thích nhất loại nào. Bạn hãy chắc chắn đây là các loại ngũ cốc nguyên hạt 100%. Tránh thực phẩm tinh chế như bánh mì, mì tôm, miến, bột ngũ cốc ăn sáng mà không phải là ngũ cốc nguyên hạt.

Ăn uống lành mạnh là tập trung vào gạo nâu hơn là gạo trắng.

6. Thưởng thức chất béo lành mạnh và tránh chất béo không lành mạnh

Chất béo lành mạnh rất cần thiết để nuôi dưỡng não, tim, các tế bào, mái tóc, da và móng tay chân. Trong chất béo tốt có hai loại là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.

- Chất béo không bão hòa đơn có nhiều trong dầu canola, dầu lạc, dầu ô liu, bơ và các loại hạt (như hạnh nhân, quả phỉ và quả hồ đào, bí ngô, vừng).

- Chất béo không bão hòa đa, bao gồm Omega 3 và Omega 6, có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá mòi, cũng như hạt hướng dương, ngô, đậu tương, quả óc chó.

Do đó, cần tăng ăn chất béo không bão hòa (chất béo tốt) và giảm chất béo bão hòa (chất béo xấu có nhiều trong mỡ động vật, thịt đỏ, da động vật, dầu dừa, dầu cọ...

7. Linh hoạt với protein

Protein cho chúng ta năng lượng để tồn tại và phát triển. Protein trong thực phẩm được chia thành 20 axit amin, giúp cơ thể tăng trưởng và cần thiết cho việc duy trì các tế bào, mô, cơ quan. Thiếu một protein trong chế độ ăn uống của chúng ta có thể làm chậm tăng trưởng, giảm khối lượng cơ bắp, miễn dịch kém và làm suy yếu tim và hệ hô hấp. Protein đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, trẻ ở tuổi dậy thì.... Tuy nhiên, ăn nhiều protein sẽ gây hại.

Dưới đây là một số hướng dẫn ăn protein để có sức khỏe lành mạnh:

- Thử các loại protein khác nhau. Nếu bạn là người ăn chay có thể lấy protein ở các loại đậu, các loại hạt, đậu Hà Lan, đậu phụ, đậu nành...

- Đậu: Protein có nhiều trong đậu đen, đậu navy, và đậu lăng...

- Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ đào là sự lựa chọn tuyệt vời.

- Sản phẩm đậu nành: Hãy thử đậu phụ, sữa đậu nành, bánh mì kẹp thịt và rau...

- Giảm bớt protein trong khẩu phần ăn: Nhiều người ở phương Tây ăn quá nhiều chất đạm, và do đó sẽ gây hại cho gan thận, béo phì. Các chuyên gia khuyên ăn nhiều đạm thực vật hơn đạm động vật và mỗi lứa tuổi khác nhau cần một lượng đạm khác nhau.

8. Thêm canxi cho xương chắc khỏe

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng để cơ thể khỏe mạnh, cần thiết cho cả nam và nữ. Hãy ăn thưc phẩm nhiều canxi hay thực phẩm có nhiều magie và vitamin D, K để giúp canxi làm công việc của mình.

Người bình thường cần 1.000 mg canxi mỗi ngày, người trên 50 tuổi cần 1.200 mg. Thêm vitamin D và canxi bổ sung nếu chế độ ăn của bạn không đủ chất dinh dưỡng. Nguồn cung cấp canxi bao gồm:

- Sữa: sữa tươi, sữa chua, pho mát...

- Rau quả xanh: Rau có màu xanh là nguồn giàu canxi. Hãy thử củ cải, mù tạt, cải xoăn, rau diếp, bắp cải, bông cải xanh, nấm, măng tây...

- Đậu: canxi có nhiều trong đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng...

9. Hạn chế đường và muối

Đường làm tăng giảm năng lượng và có thể thêm nhiều bệnh tật, cũng như thừa cân. Thật không may, giảm ăn bánh kẹo, món tráng miệng chỉ là một phần trong giải pháp. Thường thì chúng ta không nhận thức được lượng đường tiêu thụ mỗi ngày. Một lượng đường rất lớn có thể ở trong bánh mì, súp và rau đóng hộp, bơ thực vật, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh, nước tương và nước sốt cà chua. Một số lời khuyên là:

- Tránh đồ uống có đường: 1,5 cốc soda chứa khoảng 10 muỗng cà phê đường, nhiều hơn giới hạn khuyến cáo hàng ngày. Do vậy, hãy thử nước chanh hoặc nước ép trái cây thay thế.

- Ăn đồ ngọt tự nhiên như trái cây, hoặc bơ đậu phộng...

- Kiểm tra thực phẩm cẩn thận: Đường thường được ngụy trang bằng các thuật ngữ ẩn trên nhãn thực phẩm, ví dụ như cane sugar or maple syrup, corn sweetener or corn syrup, honey or molasses, brown rice syrup...

Đối với muối:

Hầu hết chúng ta đều ăn quá nhiều muối, việc này có thể gây ra cao huyết áp và dẫn đến vấn đề sức khỏe khác. Cố gắng hạn chế lượng natri 1.500 đến 2.300 mg mỗi ngày, tương đương với một muỗng cà phê muối.

Do đó, tránh thực phẩm chế biến hoặc đóng gói sẵn, chú ý với đồ ăn ở nhà hàng, lựa chọn rau tươi thay vì rau đông lạnh và đóng hộp, cắt giảm đồ ăn nhẹ như khoai tây chiên, bánh quy, chọn các sản phẩm ít muối.

Nguồn: helpguide/VnExpress

Làm thế nào giúp trẻ tăng cân?

Việc trẻ chậm tăng cân là nỗi lo chung của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Do đó, để cải thiện cân nặng cho bé, mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp sau:

Bé nhà em gần 2 tháng nay không tăng lạng nào khiến em lo lắm (Ảnh minh họa).

1. Bổ sung dinh dưỡng cho bé

Nên cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm.

Với trẻ lớn hơn, trong các bữa ăn hàng ngày nên cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm. Chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, chất đạm và rau xanh. Đồng thời, tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.

Ngoài ra, sữa và những sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm thông qua dầu ăn, hoa quả tươi... là những gợi ý để bé nạp đủ dinh dưỡng, giúp tăng cân.

2. Cho trẻ ăn theo giờ và chú trọng lượng calo

Tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt quá sát bữa ăn vì sẽ khiến bé ngang dạ dẫn đến tình trạng lười ăn. Lên lịch cho bé ăn theo giờ cố định và có thể cho bé ăn tăng cường 4-5 bữa/ngày thay vì chỉ có 3 bữa.

Đặc biệt, mẹ cần chú trọng đến việc cho trẻ ăn theo nhu cầu calo, không ít và không quá nhiều. Thông thường một trẻ có trọng lượng 10 kg, nhu cầu calo cơ thể cần là 100 kcal/ ngày. Trong khi đó, trẻ lớn hơn cần 1.000kcal cộng với 100 x tuổi. Theo đó các mẹ có thể áp dụng công thức để cân đối nhu cầu năng lượng cho cơ thể trẻ.

3. Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước trái cây

Không cho trẻ liên tục ăn những đồ ăn ít dinh dưỡng nhưng có lượng đường cao như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy nướng và bánh ngọt... vì nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này, trẻ dễ béo phì, hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thêm vào đó, nên cho trẻ uống ít nước trái cây vì nước trái cây có chứa rất ít giá trị dinh dưỡng. Nhưng nước lọc thì được khuyến khích bởi nước lọc không làm cho trẻ quá no nên trẻ không chán ăn các món ăn khác.

4. Thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ

Nếu mẹ lo lắng trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít, hãy viết nhật ký bữa ăn hằng ngày của trẻ. Trong nhật ký cần trình bày rõ cách chế biến, khối lượng thức ăn, nước uống đã chuẩn bị cho trẻ và lượng thức ăn, nước uống mà trẻ đã tiêu thụ...

Ngoài ra các mẹ có thể ghi chú rõ về những biểu hiện của trẻ, chẳng hạn như ăn nhiều, ăn ít, ăn hết hay không,… Theo dõi một thời gian nếu thấy bất ổn hãy mang đến hỏi ý kiến và xin lời khuyên từ bác sĩ.

5. Tẩy giun định kỳ

Bị giun 'tấn công' là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn đến gầy còm, ốm yếu. Vì vậy, ngoài việc cung cấp đủ năng lượng phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tẩy giun định kỳ (trẻ trên 2 tuổi tẩy giun 2 lần/năm).

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Bé đi kiểu vòng kiềng nên làm gì?

Chăm sóc trẻ có chân vòng kiềng là một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của các bà mẹ. Thế nhưng sự thực về chân vòng kiềng chẳng hề đáng sợ đến thế.



Nhận diện chân vòng kiềng
Người bình thường hai chân sẽ thẳng khít song song khi đứng, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít nhau. Nếu khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm. Hoặc khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm thì đó gọi là hiện tượng khác thường, người ta gọi đó là chân vòng kiềng, y học gọi đó là chân chữ O.

Vì sao trẻ xuất hiện chân vòng kiềng?

Trẻ có thể chân vòng kiềng nếu thiếu Vitamin D. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra vòng kiềng chân ở trẻ em. Vitamin D có thể thúc đẩy cơ thể hấp thu canxi, phốtpho đảm bảo cho xương phát triển bình thường. Nếu việc ăn uống hàng ngày bị thiếu vitamin D diễn ra trong thời gian dài thì việc hấp thu sử dụng canxi, phôtpho trong cơ thể làm cho sự phát triển của xương gặp trở ngại. Như xương mềm, không rắn chắc, gây cho trẻ bị bệnh còi xương. Như vậy trẻ khi bắt đầu đứng hoặc tập đi, chân phải chịu lực của cơ thể rất dễ bị chân vòng kiềng.

Phương pháp nuôi không hợp lý: trẻ đứng quá sớm hoặc thời gian đi học quá dài, thiếu rèn luyện sức khoẻ. Trẻ sau khi ốm, cơ thể yếu, thường xuyên đứng hoặc đi quá lâu; thói quen nuôi dạy và thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như thường xuyên địu trẻ trên lưng hoặc trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…Như vậy đều dễ làm cho trẻ bị chân vòng kiềng.

Để ý đến sự phát triển xương ở trẻ

Phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Điều đó được gọi là cong chân sinh lý. Nhưng không cần xoa bóp, tác động gì, đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng. Bởi khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh.

Từ 2 – 4 tuổi, nếu mẹ để ý, sẽ thấy hai gối của bé có thể vẹo vào theo hướng bên trong một chút. Từ 4 – 6 tuổi, hai chân bé sẽ thẳng trục trở lại. Những bé trong trường hợp này hoàn toàn không cần điều trị.

Thông thường khi con mới sinh ra, các bà, các mẹ hãy dùng phương pháp dân gian “nắn chân, nắn tay” cho con được dài rộng. Ngay này, hiện đại hơn, các bé được massage, xoa bóp. Tuy việc này không có tác dụng giúp làm thẳng chân bé mà chỉ giúp cho con cảm thấy đỡ mỏi, thoải mái, điều hòa máu tốt và dễ chịu hơn rất nhiều.

Với những bé lớn mà chân bị cong nhiều, bố mẹ nên nghĩ tới việc cho con đi khám bác sỹ và xin tư vấn về việc phẫu thuật chỉnh trục xương. Vì nếu bé bị chân cong do gối lệch trục vào trong, không chỉ mất thẩm mỹ, bé còn bị đau gối do thoái hóa, dễ bị nguy cơ hư khớp gối sớm.

Phương pháp chữa trị chính cho bệnh vòng kiềng bẩm sinh hiện là phẫu thuật bó (nẹp chân hoặc bó bột) và phẫu thuật sắp lại xương. Tuy nhiên, chỉ khi nào phương pháp bó chân không có kết quả thì các bác sĩ mới can thiệp bằng phẫu thuật.

Theo các bác sĩ vật lý trị liệu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 3 tuổi là thời điểm hợp lý nhất để bó bột hoặc đeo nẹp. Khó khăn lớn nhất của việc điều trị là thái độ hợp tác của gia đình, bởi trong thời gian đầu bó – nẹp, trẻ luôn cảm thấy khó chịu trong di chuyển. “Nếu vượt qua được giai đoạn này, chân trẻ có thể thẳng như người bình thường”, một chuyên gia của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết.

Đi hai hàng: chân bé đá xa ra hai bên, có những bé vừa kết hợp bị dáng đi hai hàng vừa kiểu nhún gối.

Đi nhón chân (nhón gót): bé hầu như đi bằng nửa đầu bàn chân phía trước hoặc bằng các ngón chân. Tư thế này vừa không được đẹp lại không tạo được bước đi vững chắc vì bé hay chúi về phía trước.

Đi chụm gối: trái ngược với dáng đi hai hàng thì một số bé lại đi chụm gối, gối giật mạnh thoe bước đi trong khi hai chân có xu hướng cách xa nhau về phía sau. Những bé có dang đi như thế này có thể quan sát bằng cách nhìn dưới đế giày dép của bé, thường sẽ hay bị mòn vẹt ở mặt trong của gót giày dép.

Đi nhún nhảy: thường gặp ở bé có tính tình hiếu động.

Luyện cho bé có dáng đi đẹp

Hãy sử dụng các trò chơi để luyện tập cho bé để tạo sự thu hút chứ đừng gây áp lực đây là các bài tập cho bé. Đặt các miếng đề can màu sắc nổi bật hoặc các hình vẽ thu hút, kích thước chiều ngang khoảng 20cm dưới sàn nhà, theo một đường thẳng, yêu cầu bé đi theo đường thẳng đó. Để có dáng đi “mỹ miều” cho toàn cơ thể, hướng dẫn bé ngẩng cao đầu cằm song song với mặt đất, giữ lưng thẳng.

Tập cho con khỏi dáng đi vòng kiềng

Hoặc một số trò chơi khác, đề nghị bé giữ một cuốn sách trên đầu, đi theo đường thẳng mà không làm rơi cuốn sách.

Ngoài ra bạn cũng có thể cho bé tập các động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, chống tay lện hông và nhay theo nhạc để tạo được thói quen giữ thẳng vai, lưng, hông và đôi chân săn chắc.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Bố mẹ có thể phòng tránh chân cong và vòng kiềng cho bé ngay từ khi sinh ra bằng cách cho con bú sữa mẹ hoàn thoàn trong sáu tháng đầu và tắm nắng đầy đủ. Từ tuổi ăn dặm trở đi, bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ lượng can-xi và vitamin D cần thiết cho trẻ bằng các sản phảm từ sữa, lòng đỏ trứng… và cho bé tắm nắng. Tránh không nên cho bé ăn nhiều dễ dẫn tới tình trạng béo phì, tạo “áp lực” với chân của bé.

Không ép cho bé đứng hoặc đi quá sớm so với độ tuổi, vì trọng lượng của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chân. Mỗi bé có cấu trúc xương, sự phát triển khác nhau nên tuổi tập đi cũng khác nhau. Mẹ không nên sốt ruột so sánh “Tại sao con nhà em từng này tháng tuổi vẫn chưa đi và đứng?”. Ngoài ra, mỗi bé có cấu trúc xương khác nhau nên buổi tập đi cũng sẽ khác nhau, bố mẹ không nên nóng vội.

Dạy con cách luôn đúng giờ

Nếu bé yêu của bạn thường hay bị muộn giờ kinh niên vì bé thiếu trách có trách nhiệm với thời gian biểu của mình, hãy tham khảo và áp dụng những cách đơn giản dưới đây có thể giúp bạn tạo cho trẻ thói quen đúng giờ.

Đưa ra mong đợi của bạn và để con đối mặt với hậu quả về sự chậm trễ

Bạn có thể nói “Chúng ta sẽ ra khỏi nhà lúc 8h. Nếu con chưa xong, mẹ sẽ đi trước và con có thể đi bộ tới trường”. Với trẻ lớn, đây là cách rất tốt. Bạn có thể nghĩ là trẻ không muốn đi học, nhưng thực tế hầu hết trẻ đều muốn đến trường, chúng chỉ chưa tuân theo tổ chức và có lẽ không muốn phải đối mặt với một số vấn đề của hôm nào đó (như chưa làm bài tập chẳng hạn).

Ngủ nhiều có thể là nguyên nhân của sự chậm trễ

Đưa ra mong đợi của bạn và để con đối mặt với hậu quả về sự chậm trễ.

Đừng bào chữa cho sự chậm trễ của con

Nếu con chậm giờ hay lỡ buổi học vì không có trách nhiệm chuẩn bị và có mặt tại lớp đúng giờ, đừng giúp con lấy lý do cho sự vắng mặt. Đừng viết giấy phép, xin lỗi cô giáo thay trẻ. Hãy nói với thầy cô về đúng những gì đã xảy ra và để con gánh hậu quả vì sự chậm trễ của mình.

Dùng đồng hồ báo thức khi trẻ còn nhỏ

Đặt một đồng hồ báo thức trong phòng trẻ từ lúc nhỏ. Điều này sẽ dạy trẻ rằng chúng cần có trách nhiệm phải dậy và tuân theo thời gian biểu. Đây như một phần thông điệp với trẻ rằng chúng phải học cách tổ chức cuộc sống của mình để trưởng thành.

Để trẻ phải trả giá vì sự chậm trễ

Một điều khác bạn có thể làm, đặc biệt với trẻ nhỏ, là tính phí cho sự chậm trễ của chúng. Hãy nói với con “Mỗi phút bố mẹ phải đợi con, con mất đi 5 phút xem chương trình con thích”.

Cách này hiệu quả vì dạy cho bé bài học phải chịu trách nhiệm và trả giá khi để cho người khác muộn giờ. Trẻ sẽ nhận thức được giá trị của thời gian.

Để con lỡ các buổi tập
Không có vấn đề gì khi để trẻ lỡ các buổi tập, kể cả chính khóa hay ngoại khóa. Nếu con bạn không thể sẵn sàng để đúng giờ, trẻ sẽ lỡ buổi tập. Nếu trẻ lỡ buổi tập 1-2 lần thì không thể bỏ lỡ tiếp, và nếu không chấp nhận điều này, bé có thể ngồi ở hàng ghế dự bị cho đến khi nào biết tuân theo đúng lịch.

Việc giúp con có trách nhiệm tuân theo thời gian biểu rất quan trọng. Trẻ lớn hơn, bạn thực sự phải rất cứng rắn trong việc này, vì trong tương lai khi con đi làm hay vào đại học, không ai cằn nhằn hay trừ điểm của con nữa mà chúng phải trả giá cho sự chậm trễ của mình. Nếu trẻ không hiểu được sự cần thiết phải tuân theo giờ giấc và tôn trọng điều đó, rất có thể chúng sẽ tụt hậu và không thể hoàn thành trách nhiệm của mình.



Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Chuẩn bị làm Mẹ thôi!

1. Khăn trải giường

“Đón con ở viện về, bố nghe lời mẹ dặn là “phải dọn nhà cửa giường chiếu sạch sẽ nghe chưa”. Hai mẹ con bước vào một căn nhà sạch như lau như li, giường chiếu tinh tươm, ga gối toàn loại hàng “khủng” nhất. Nói thế cho nó oai chứ thực ra là bộ chăn ga cưới, mẹ cháu tiếc tiền mua thêm hai bộ hàng chợ về đổi nhau và bộ này chỉ dùng khi có dịp kỷ niệm đặc biệt.

Bà chị dâu hét tá hỏa: “Dọn đi”, mấy hôm nữa nó xì xoẹt suốt ngày hoa cà hoa cải thì bẩn hết. Hai vợ chồng ngớ mặt ra một lúc và cũng chịu dẹp. Y như rằng, sau mấy ngày "bạn ấy" ra toàn su với si thì đúng là hoa cà hoa cải, cứ xoèn xoẹt suốt ngày. Sau cùng mẹ phải trải mảnh nylon vào dưới mông bạn ấy mới yên. Cùng may là mùa hè, giặt giũ và phơi phóng nhanh khô chứ không là chết dở.”

2. Nước tắm

“Không rõ bố nghe lời cô y tá dặn thế nào, về nhà dứt khoát pha nước nóng đủ 37 độ cho con tắm. Mẹ thử thò tay vào thấy nóng giãy cả người, bèn bảo bố “tay em cho vào còn trụi cả lông mà anh định thả thằng bé vào à.” Suy đi nghĩ lại thế nào bố pha thêm nước lạnh, tương đến hai ca to mà lúc thằng bé tắm xong vẫn còn thấy đỏ hỏn hết cả người. Hú hết cả hồn, quả đấy mình chủ quan không thử thì đúng là hối không kịp.”


3. Ăn dặm

“Con được gần 4 tháng tự dưng mẹ cạn hết cả sữa. “Tí” thì cứ sưng như quả bóng mà con thì vẫn không đủ mút. Mọi người khuyên thôi tầm đó cho ăn dặm cũng được rồi. Mẹ mua Nes rồi Hipp nọ kia mà con vẫn không hào hứng lắm. Mẹ bảo thôi nấu bột cho con ăn.
Sáng đó, mẹ đi chợ sớm, mua được hai mớ rau ngót ngon ơi là ngon. Về nhà mẹ tuốt một mớ, rửa sạch sẽ rồi ngâm muối cẩn thận, cho vào máy say sinh tố đánh nhuyễn lên, rồi cho ra khăn xô lọc bã, lấy nguyên nước cốt đó nấu bột cho con. Phần vì đói, phần phàm ăn, chắc giống bố mà con dù mặt nhăn nhó nhưng vẫn chơi gần hết đĩa bột. Còn thừa một chút, mẹ cho vào mồm, ôi chao ơi là chát. Một mớ rau ngót to, quẳng vào hai thìa bột mà nó ngọt thì thật lạ.”

4. Mong bãi ị của con

“Bé nhà em bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tháng đầu ngày nào bé cũng đi nhé, phân rất tốt, bà ngoại bảo thế. Nhưng được vài tháng thì bé đi cách ngày, thế cũng còn tốt, nhưng rồi cứ tăng dần lên, 3 ngày mới ị một lần. Mẹ cứ sốt hết cả ruột, cứ thấy con đánh rắm hay mặt ngố ngố là tụt quần con xi ị, mãi chẳng thấy ị; anh xã bảo: “chưa ị đâu mặc quần cho con không lạnh đấy”, “không sắp ị rồi mà em thấy sắp rồi,em biết mà”, mẹ lại xi vẫn không ị.

Ngày thứ tư, mẹ lúc nào cũng hỏi con ị nhé,con nằm cuời toe toét chẳng biết là mẹ đang mong chờ con ị đến thế nào. Ngày thứ năm…, thứ sáu,…thứ bảy… mẹ sốt ruột lắm rồi, bảo anh xã: “chắc phải mua ống xịt cho con thôi”, anh xã bảo: “nếu nó táo mà không ra được mới xịt được chứ đằng này con có muốn ị đâu". Mẹ đành đợi.


Ngày thứ tám, buổi sáng mẹ hỏi con ị nhé, con vẫn nằm cười toe toét; đến buổi chiều khi con vừa ti mẹ xong thì đánh rắm, trời ơi thối, mẹ nhanh chóng cởi quần con ra, mẹ chưa kịp xi gì thế mà con ị một lèo, vẫn rất mềm, không có vẻ gì là táo cả, bà giúp việc bảo phân lành quá, thấy thế mẹ cứ nói mãi câu: “thế hả bà”. Chiều anh xã về, mẹ khoe rối rít: “con ị rồi”. Thế mới biết là có con mừng từ bãi ị của con.

Sau đó em kể với mẹ đẻ, mẹ bảo em phải ăn nhiều rau và chất xơ nữa, con cải thiện dần nhưng cũng phải 2 ngày mới ị… Em tìm hiểu thì biết bé bú mẹ hoàn toàn,có thể sẽ đi ị ít hơn bé bú sữa ngoài và nếu có chậm ị một chút cũng không nên quá lo lắng.”

5. Sữa chua

“Con em cô ruột tớ sinh con. Con đầu lòng của con gái, đứa cháu đầu tiên của ông bà, lại là thằng con trai nên cả nhà ưu tiên chăm bẵm hết mực. Đến tuổi tập ăn, nghe nói sữa chua cho trẻ con ăn thì rất tốt nên mẹ nó mua về cho con ăn. Thằng bé kết ngay, mà lại chỉ kết mỗi loại của Vinamilk – cái hộp to đùng mà người lớn cũng hay dùng, hình như 180 hay là 200ml ấy. Lần đầu tiên nó chơi hết gần 1 hộp. 8 tháng mà, ăn được thế là quá tốt. Bà và mẹ nó hí hửng mừng vui vì thấy cháu ăn tốt quá. Đến lần thứ hai cứ mỗi lần hết 1 hộp…rồi thậm chí có lần bà cho cháu ăn đến 2 hộp trong một buổi chiều. Trộm vía nó đi ị phân vẫn lành nên mọi người nghĩ chẳng sao cả.

Một thời gian dài như thế, một tuần thằng bé được xơi ít nhất 5 hộp sữa chua… và cho đến khi răng thằng bé cứ đen xỉn và lởm chởm như cào cào ăn. Ông nó cứ thắc mắc mãi và mong cháu tập nhai đi cho răng lợi, dạ dày nó phát triển. Nhưng bộ răng thằng bé yếu quá, hoa quả hơi cứng thậm chí miếng su hào, cà rốt luộc mềm rồi mà nó vẫn không thể nhai. Ông tìm sách nọ sách kia rồi chợt “ơ- rê- ca”: “Do mẹ con mày nhé, cho nó ăn lắm sữa chua vào, men chua- a-xít nó phá hủy hết men răng thằng bé nên hậu quả nó mới vậy chứ sao”. Ngày có bầu mẹ nó kiêng cữ lắm cơ mà, ốm không dám dùng đến 1 viên kháng sinh thì làm sao dám đổ tội cho việc dùng kháng sinh được.

Cả nhà chợt tỉnh ngộ thì đã quá muộn, chỉ có thể rút kinh nghiệm cho những đứa sau. Thằng bé ấy sau này thay răng đi vẫn không thể thực sự đẹp vì hàm răng trước của nó yếu quá. Cứ nhú lên một tí lại đen thêm, mủn thêm nên chân răng thực sự không chắc dẫn đến các răng thay sau này cứ khấp kha khấp khểnh.

6. Hoa cà hoa cải

“Ra viện được đâu hai ngày, đến chập tối con khóc quá mà sữa mẹ thì ít, chưa về nhiều, ti đau rát quá nên quyết định pha sữa ngoài cho con ăn thêm. Con bú được một hơi thì chẳng thèm uống nữa. Mẹ uống thêm cốc sữa bột Cô gái Hà Lan nữa. Được một lúc, con phụt một cái, hic, bao nhiêu là sản phẩm vàng ươm, lổn nhổn lẫn cả nước, bụng con ọc ọc, tràn hết cả cái tã giấy ra cả khăn bông. Luống cuống vệ sinh cho con, sao mà bụng nó cứ ọc ọc, ị mãi mới hết, lo quá. Vợ hỏi chồng: “Hay con bị đi ngoài, em mới cho ăn sữa công thức”. Chồng: “Hay do em uống sữa kia”.


Lo lắng quá, cả đêm chẳng ngủ được. Sáng sớm ra, mẹ gọi cho bác: “con bé nó bị đi ị hay sao ấy, nó ị nhiều lắm, lổn nhổn, toàn nước, bụng lại sôi”. Bác cười ngất: “Nó còn hoa cà hoa cải nhiều, ngày mấy bận ấy chứ”. Hú hồn. Chăm cháu bao lâu rồi mà không biết từ phân su sang phân hoa cà hoa cải như thế nào. Tồ tẹt quá.”

7. Viết nhật ký


“Câu chuyện của tớ là kinh nghiệm cho các ông bố bà mẹ lần đầu có con nè. Chuyện của tớ bảo đảm có một không hai. Mọi người nhớ tránh, đừng “u mê” như vợ chồng tớ thì chỉ có cực thân mình mà thôi. Nào thì:

- Nhật ký ị: mỗi ngày bé đi mấy lần, mấy giờ, phân ra sao, màu gì…

- Nhật ký ăn: mỗi ngày bé bú mấy lần, mỗi lần bao nhiêu, lúc mấy giờ…

- Nhật ký ọc: ngày đó có ọc không, ọc như thế nào, tại sao ọc…

- Nhật ký ngủ: mỗi ngày ngủ mấy tiếng, mỗi giấc ngủ bao lâu, ngủ có ngon không hay trằn trọc…

Nhật ký, cái gì cũng nhật ký, chung quy là vì “nhàn cư vi” mà ra. Đọc sách, đọc báo, đọc internet… cái gì cũng đọc, đọc riết rồi thấy xung quanh bao nhiêu là “nguy cơ”. Sếp tớ bảo: “người ta đọc để biết cách xử lý, còn em đọc để chuốc lấy sự lo lắng”. Đúng thiệt! Sau sinh một tháng, bà ngoại bé không để cho ở một mình nữa, đem hai mẹ con về nhà bà ở chung, đông người, tán qua tán lại mất thời gian nên cũng bớt “chăm bẵm” phần nào.”