Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Thủ thuật giúp các Mẹ sinh nở.

1. Sinh con trong nước

Sinh con dưới nước ấm từ 30 – 380 C là phương pháp được áp dụng phổ biến ở châu Âu và còn khá hạn chế ở Việt Nam, song nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy nó cực kỳ ưu việt so với sinh con theo phương pháp truyền thống. Trọng lực của nước sẽ giúp các cơ chân thả lỏng, điều hòa hơi thở giúp giảm bớt căng thẳng cho phụ nữ trong khi sinh.


Sinh con dưới nước là một thủ thuật được áp dụng phổ biến ở nước ngoài.

Bên cạnh đó việc sinh ra trong nước sẽ giúp em bé “chui” ra dễ dàng hơn, môi trường nước cũng gần với môi trường dung dịch nước ối khi bé trong bụng mẹ, tuy nhiên trong bụng mẹ phổi của bé không mở, bé không hô hấp bằng phổi, chính vì vậy sinh ra trong nước sẽ tạo bước đệm để bé làm quen dần với môi trường không khí bên ngoài. Với những bé bị nghẽn thở, nước sẽ giúp phổi bé mở và giúp bé tự hít thở không khí. Dĩ nhiên bạn vẫn phải có bác sĩ sản khoa bên cạnh để hỗ trợ và chỉ dẫn.

Tuy nhiên những thai phụ mắc những chứng bệnh dưới đây thì không nên áp dụng phương pháp này:

- Thai phụ bị mắc bệnh tim.

- Tâm lý không ổn định trước khi sinh.

- Bào thai quá lớn.

- Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng hoặc các bệnh liên quan đến vùng kín.

2. Chỉ cần một nữ hộ sinh

Bạn cũng có thể sinh con theo cách tự nhiên và ở nhà mà không cần đến bệnh viện. Chỉ cần có sự hỗ trợ của một nữ hộ sinh dày dạn chuyên môn, được đào tạo chính thức trong cả hai chuyên môn là điều dưỡng và nữ hộ sinh. Họ có thể giúp thai phụ trong lúc mang thai, sinh nở và ngay cả việc giáo dục, chăm sóc bé sau sinh…

Nữ hộ sinh sẽ trấn an tinh thần tốt cho bạn vì mang thai và sinh con vốn là một quá trình tự nhiên trong cuộc sống. Và nếu bạn thực sự có một cơ thể khỏe mạnh thì việc sinh nở không đến mức cần thiết phải cần đến những phương pháp quá hiện đại từ phòng sinh.

3. Áp dụng cách thở để giảm đau cho tiến trình chuyển dạ (Sophrologic Delivery)

Thở lần lượt theo 4 phương pháp: thở nông, thở sâu, thở hổn hển và thở nhẹ thư giãn. Kinh nghiệm của hầu hết phụ nữ vượt cạn an toàn và sinh con theo cách tự nhiên là đã thực hành thở theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa. Sophrologic Delivery được xem là phương pháp mới mẻ trong việc thực hành thở, thư giãn, yoga, thiền, bạn nên luyện tập và vận dụng chúng vào công cuộc “vượt cạn”.

4. Kỹ thuật Lamaze

Lamaze là một phương pháp làm giảm đau trong quá trình sinh con nhờ vào việc sử dụng chương trình hoat động tâm lý và thể chất. Nó bao gồm các kỹ thuật thở, thư giãn và liên tưởng. Kỹ thuật này cần phải được thực hành đầy đủ trong suốt thai kì vì khó mà đạt được chỉ trong một thời gian ngắn lúc chuyển dạ.

5. Kỹ thuật Bradley

Kỹ thuật này nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người cha với vai trò là bà đỡ. Biện pháp này tập trung vào chế độ dinh dưỡng tốt và tập thể dục trong thai kì, cũng như việc thư giãn và thở sâu giúp bà bầu đối phó với những cơn co bóp dạ con. Tiến sĩ Robert A.Bradley tạo ra Phương pháp Bradley bởi vì ông tin rằng phụ nữ sinh ra là để sinh con theo cách tự nhiên.



Phương pháp Bradley nhấn mạnh vai trò của người chồng khi vợ “lâm bồn”.

6. Sinh không đau với thủ thuật gây tê màng cứng

Sinh không đau là một phương pháp dùng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng tuỷ sống. Thủ thuật gây tê này làm thai phụ mất cảm giác từ thắt lưng trở xuống do đó sẽ có quá trình chuyển dạ không đau. Một vài nghiên cứu trước đây cho rằng, biện pháp gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng tới khả năng rặn đẻ và hậu quả là phải cần đến thủ thuật mổ đẻ.

Ngoài ra, thủ pháp này còn có thể làm chậm các cơn co thắt và ảnh hưởng đến tiến độ của ca đẻ, tuy nhiên kết quả cho thấy chỉ có 18% số người được gây tê ngoài màng cứng lúc bắt đầu chuyển dạ phải qua mổ đẻ, thấp hơn 3% so với số người được giảm đau thông thường. Đáng chú ý là thời gian trung bình từ lúc gây tê cho đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn là 295 phút, trong khi ở những hợp bình thường là 385 phút.

7. Thủ thuật thôi miên

Sinh con bằng phép thôi miên được giảng dạy trong các lớp học trên toàn thế giới. Theo HypnoBirthing Institute, trong vòng 2 tiếng rưỡi trên lớp, các bà mẹ mang thai học các kỹ thuật thư giãn để giảm bớt lo lắng, căng thẳng và đau đớn, để họ có thể tỉnh táo để sinh nở thành công trong trạng thái cơ thể và tâm trí thư giãn.

8. Sử dụng kỹ thuật châm cứu

Châm cứu vốn là một kỹ thuật cổ xưa đã được sử dụng ở Trung Quốc suốt gần 2.000 năm để ngăn chặn các cơn đau và tăng cường sức khỏe con người. Thầy thuốc sẽ châm những chiếc kim nhỏ khắp cơ thể bạn trong một thời gian nhất định. Châm cứu được cho là cân bằng “khí” và năng lượng của con người. Nhiều thai phụ sử dụng phương pháp châm cứu trong quá trình sinh nở để giảm đau, duy trì năng lượng, giữ cho huyết áp thấp hơn.

9. Sinh con không sợ hãi

Tiến sĩ sản khoa Grantly Dick-Read đã mất từ năm 1959, nhưng phương pháp giúp chế ngự cơn sợ hãi trong cơn sinh nở của ông luôn sống mãi. Ông cho rằng sợ hãi và căng thẳng gây nên đau đớn khi “lâm bồn” xảy ra đối với gần 95% phụ nữ sinh con. Vì thế cách thức để giúp họ “vượt cạn” nhẹ nhàng hơn là hãy trò chuyện, trấn an, thông cảm, khích lệ…để họ vượt qua nỗi sợ hãi mà hoàn thành thiên chức cao cả nhất của người phụ nữ.

Thời tiết giao mùa nên cho Bé ăn gì?

Thay đổi thời tiết thường xuyên, thời tiết nắng nóng, oi bức chính là những nguyên nhân cơ bản khiến trẻ dễ bị ốm vào mùa hè. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, một việc làm đơn giản, hàng ngày nhưng vô cùng quan trọng mà cha mẹ cần quan tâm là đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt với nhiểu loại rau, quả tươi..

Bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ

Thời tiết nắng nóng những ngày hè sẽ là nguyên nhân chính gây nên một số bệnh cho trẻ như viêm họng, viêm phế quản, tiêu chảy… Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, rất dễ mắc những bệnh nguy hiểm. Dưới đây là một số bệnh trẻ thường gặp trong thời điểm giao mùa xuân hè mà bố mẹ cần phải lưu ý:

- Tiêu chảy cấp: Một trong số những bệnh mà trẻ thường gặp trong thời điểm giao mùa xuân hè là tiêu chảy. Nguyên nhân mắc bệnh tiêu chảy có thể do vi khuẩn, do ngộ độc thức ăn, do ký sinh trùng hoặc do Rotavirus.

- Ngộ độc thức ăn: Thời tiết mùa hè rất dễ khiến thực phẩm bị hư hỏng. Không chỉ thế, thời tiết mùa hè nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến phát triển nhiều hơn nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa. Trong khi đó, trẻ lại không ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nên càng dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn bất cứ lứa tuổi nào.

- Mụn nhọt: Vào thời điểm giao mùa, thời tiết đôi khi nóng bất thường, khiến trẻ em dễ nổi mụn nhọt, mức độ nhẹ có thể tự khỏi, nhưng nặng thường gây đau nhức, sốt, dẫn đến lười ăn.


Thời tiết nắng nóng những ngày hè sẽ là nguyên nhân chính gây nên một số bệnh cho trẻ.

Làm gì để phòng bệnh cho trẻ?

Để phòng bệnh cho trẻ trong thời điểm giao mùa xuân hè, bố mẹ cần chú ý những điều sau:

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ với các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin. Vào những ngày nắng nóng, cơ thể thường dễ mất nước, bố mẹ nên cho con ăn những chất mát (mang tính chất bổ âm) như: chè đậu đen, nước bột sắn dây, nước chanh, cam vắt, sinh tố hoa quả…

- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Tăng cường diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng mọi biện pháp giúp hạn chế muỗi phát triển.

Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ vào mùa hè

Bữa ăn của trẻ phải được đảm bảo đủ dinh dưỡng và nên được tăng cường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau giền, rau muống, bí xanh… chúng giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Các món ăn cần được chế biến với thực phẩm tươi và nên cho ăn ngay sau khi nấu, tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn đã để ngoài nhiệt độ môi trường hơn 2 giờ. Giảm lượng dầu mỡ khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Nên cho trẻ ăn nhiều các loại quả như: dâu tây, đu đủ, xoài, dưa hấu, đào chín… Những loại quả này rất giàu vitamin C, Kali, Beta-caroten… và các khoáng chất giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng.



Tăng cường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau giền, rau muống, bí xanh… cho trẻ

Một lưu ý vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ vào mùa hè là nước uống. Do trẻ thường vận động nhiều trong thời tiết nóng bức, ra mồ hôi nhiều nên dễ bị mất nước. Chú ý cho trẻ uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Bổ xung các loại nước uống có giá trị dinh dưỡng như nước cam, chanh, các loại nước ép từ quả tươi để tăng cường vitamin. Ngoài ra còn có sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống cũng là những loại nước uống nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của trẻ.

Các loại nước uống chế biến từ hoa quả nên cho trẻ uống ngay tránh để lâu trong môi trường nhiệt độ cao sẽ làm mất vitamin. Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, các loại nước, nước quả, sữa,…bảo quản trong tủ lạnh nên bỏ ra ngoài khoảng 10 – 15 phút trước khi cho trẻ uống.

Cha mẹ trẻ cũng nên lưu ý thêm khi thời tiết nắng nóng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn ôi, thiu, do vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở trong môi trường nóng ẩm. Không cho trẻ ăn hoặc hạn chế ăn kem, nhất là kem còn đông cứng vì sẽ làm niêm mạc miệng trẻ bị tổn thương, dẫn đến trẻ dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản.

Mùa hè các gia đình cũng thường chuộng các món ăn như nộm, rau sống, sa lát, khi chế biến những món ăn này cần lưu ý làm thật kỹ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất là ít cho trẻ ăn những món này. Ưu tiên chế biến nhiều món ăn đa dạng cho trẻ từ rau củ, quả đã rửa sạch, nấu chín để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho trẻ trong mùa nắng nóng.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ, nhất là các loại vắc-xin phòng các bệnh mùa hè.

Những thực phẩm cho trẻ ăn ít vào mùa hè

- Đậu ván: Là loại đậu phổ biến, có rất nhiều vào mùa hè thường được dùng nấu chè, nấu nước uống giải khát khi trời nóng bức. Tuy nhiên, nếu con trẻ ăn nhiều đậu ván dễ làm tổn thương hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu hay còn gọi là tán huyết.


Để phòng bệnh cho trẻ trong tiết trời nóng bức, những thực phẩm như: đậu ván, hạnh nhân, bạch quả... nên cho trẻ ăn hạn chế.

- Bạch quả: Là loại quả có rất nhiều công dụng, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như đau nửa đầu, tê chân tay, tăng cường trí nhớ… Tuy nhiên trong hạt loại quả này có chứa phenol, chất không có lợi cho trẻ em, kích thích dây thần kinh, niêm mạc đường tiêu hóa và dễ gây các bệnh về da.

- Hạnh nhân: Cho trẻ ăn quá nhiều hạnh nhân, sau 2-6 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn nữa là ngộ độc.

- Đậu hà lan: Đây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng không vì thế mà lạm dụng, nhất là đối với trẻ em khi mà hệ tiêu hóa còn yếu. Ngoài ra, khi chế biến đậu Hà Lan, phải thật chín để phòng tránh ngộ độc và ngăn sapolin tác động xấu đến tế bào máu.

- Vải: Trẻ em ăn nhiều quả vải vào buổi sáng sớm sẽ đột ngột chóng mặt, ra mồ hôi lạnh, tái da, buồn ngủ, đánh trống ngực, một số trẻ còn cảm thấy đói, khát, tiêu chảy.

Nguồn: giaoduc.net.vn

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Thực phẩm không nên ăn khi cho con bú

Dưới đây là những thực phẩm mà các mẹ nên đặc biệt chú ý khi ăn, thậm chí là không nên ăn trong khi đang cho con bú.




1. Quả bơ




Có thể nói rằng bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với trẻ nhỏ thì các mẹ cần phải chú ý hơn. Trước khi ăn bơ, các mẹ nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé ọc ạch, khó chịu và quấy khóc.

2. Trái cây họ cam



Các loại trái cây có múi thường cung cấp rất nhiều vitamin C và khoáng chất cần thiết, tốt cho sức khỏe của các bà mẹ. Tuy nhiên, một số thành phần có trong trái cây họ cam có thể gây ngứa, dẫn đến bé khóc quấy, nôn mửa, thậm chí là nổi mẩn đỏ trên da.

Nếu bé yêu rơi vào trường hợp này, các mẹ có thể bổ sung nguồn vitamin C bằng các loại hoa quả khác như đu đủ hoặc xoài.

3. Sô-cô-la


Hầu hết phụ nữ đều thích ăn sô-cô-la, tuy nhiên đây là một loại thực phẩm có chứa caffeine nên dễ làm trẻ bị đầy hơi. Nếu mẹ nào “nghiện” món sô-cô-la, có thể chọn loại sô cô la trắng sữa bởi chúng sẽ không gây khó tiêu như sô-cô-la nâu. Tuy nhiên, các mẹ hãy lưu ý, chỉ nên ăn vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và bé yêu.

Trong trường hợp thấy bé yêu quấy khóc nhiều, các mẹ hãy ngưng dùng sô-cô-la vài ngày, nếu thấy triệu chứng của bé tiến triển tốt hơn thì có lẽ các mẹ nên tránh dùng sô-cô-la thường xuyên.

4. Khoai tây chiên


Có thể thấy khoai tây chiên là một món ăn vặt rất hấp dẫn và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, các mẹ đang cho con bú không nên “nhâm nhi” món ăn này bởi khoai tây chiên và các món rán với nhiều dầu mỡ có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

5. Thực phẩm cay nóng


Nhiều người có thói quen ăn cay kể cả khi trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Thế nhưng điều này có thế khiến bé ngứa ngáy và khóc quấy hàng giờ. Thậm chí, nếu quá lạm dụng sẽ khiến các bé bị tiêu chảy, đau dạ dày, mẩn ngứa, mụn nhọt khắp người, tệ hơn là nôn mửa hoặc đau bụng dữ dội.

Chính vì vậy, khi đang trong thời kỳ cho con bú các mẹ nên tránh ăn những loại thực phẩm cay nóng gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ như ớt, hạt tiêu, cà-ri, hành tây và quế nhé.

6. Đậu phộng (lạc)


Nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với đậu phộng hoặc những sản phẩm được làm từ đậu phộng. Trong trường hợp các mẹ ăn thực phẩm làm từ đậu phộng và bé có triệu chứng nhạy cảm hoặc dị ứng, như nổi mẫn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khè thì phải ngừng ăn ngay nhé. Nếu trong gia đình có thành viên bị dị ứng với đậu phộng thì các mẹ cũng nên thận trọng hơn, tốt nhất là nên thăm dò trước khi ăn đậu phộng nhé.

7. Một số loại cá biển




Cá không khiến trẻ khó chịu khóc quấy hay trướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Tuy nhiên, không phải vì như vậy mà các bà mẹ phải “kiêng” ăn cá hoàn toàn. Tốt nhất, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần.

5 loại “cá” thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá mà các mẹ nên tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.

8. Các loại hải sản có vỏ cứng




Nhiều người thường bị dị ứng với hản sản, đặc biệt trẻ nhỏ càng dễ bị hơn. Chính vì vậy, khi ăn những món này các mẹ cũng phải thăm dò trước xem biểu hiện có bé như thế nào rồi mới tiếp tục quyết định có nên ăn hay không nhé.

Ngoài ra, nếu người trong gia đình có tiền sử bị dị ứng hải sản có vỏ (ví dụ cha của bé) thì rất nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bị dị ứng. Vậy nên, nếu phát hiện biểu hiện bất thường ở trẻ thì tốt nhất các mẹ nên “nhịn” ăn loại thực phẩm này trong suốt khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

9. Tỏi




Thực phẩm có chứa tỏi có thể nhiễm mùi vào bầu sữa của mẹ (mùi tỏi có thể thâm nhập vào sữa mẹ tới 2 giờ sau bữa ăn). Một vài trẻ có thể thấy khó chịu hoặc khóc quấy khi bú nếu phát hiện mùi tỏi trong sữa. Thậm chí có một số trẻ nhất định không chịu bú khi sữa mẹ có “mùi khó chịu”. Chính vì vậy, theo kinh nghiệm dân gian, các bà các mẹ thường truyền tai nhau mẹo nhỏ để cai sữa cho bé là ăn tỏi để bé sợ không dám bú mẹ. Còn với những bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ thì tốt nhất không nên cho tỏi vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình nhé.

10. Bạc hà



Khi đang cho con bú các mẹ nên hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống có thành phần từ bạc hà như trà bạc hà, kẹo bạc hà hoặc thuốc ho bạc hà. Bởi bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sữa sau giai đoạn cai sữa cho bé do trong bạc hà có một số thành phần giúp giảm lượng sữa của mẹ.

Các mẹ có thể thay thế trà bạc hà bằng một tách trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cho bé và cả cho mẹ

Nguồn: ShopTretho-Thiên đường cho Bé

Tại sao Bé khóc?

Chào đón một thành viên mới trong gia đình vừa bé bỏng vừa rất đáng yêu, bạn là người làm cha, làm mẹ sẽ thấy vô cùng hạnh phúc. Nhưng đôi lúc, em bé nhỏ xinh của bạn có thể làm cho cả nhà rối tung lên vì tiếng khóc của mình, mặc cho bạn đã dùng đủ mọi chiêu trò nhưng vẫn không thể nào dỗ bé nín.

Quay cuồng với trò “mè nheo” của bé

Sau 9 tháng 10 ngày chờ đợi, cuối cùng vợ chồng chị Hoa (Q.Bình Tân, TP HCM) cũng đã được nhìn ngắm và chăm sóc cô công chúa đầu lòng của mình. Tuy nhiên, không như Tin, anh họ bé Na vốn ăn ngoan ngủ ngoan ngay từ khi mới sinh, bé Na, con chị Hoa lại hay khóc, hầu như suốt cả đêm, làm anh Tùng - chồng chị - vừa bị áp lực ở cơ quan, về nhà là “chịu trận” với tiếng la khóc của bé. Trong khi đó, chị Hoa vừa chịu đựng vết đau mổ chưa lành, lại phải loay hoay dỗ bé. Chính vì thế, chưa kịp vui khi chào đón đứa con cưng đầu lòng, vợ chồng chị Hoa đã quay sang cáu gắt lẫn nhau vì áp dụng đủ mọi cách vẫn không làm cho bé thôi khóc.

Trong khi đó, thấy con hay khóc, chị Mai (Q.12, TP HCM) lại nghĩ bé thiếu canxi. Tham khảo ý kiến của người quen, chị mua các loại thuốc dinh dưỡng bổ sung canxi về cho bé uống. Nhưng suốt 3 tháng sau khi sinh dù đã uống đủ mọi loại thuốc bổ sung canxi, con chị Mai vẫn thường hay khóc, rồi sau đó bớt dần và đến nay khi đã được 6 tháng, bé ngoan hẳn, hầu như chỉ khóc khi bị đói hoặc “mè nheo” với mẹ. Đến giờ, mỗi khi nhắc lại giai đoạn chăm sóc con lúc mới vừa đầy tháng, chị Mai vẫn “ám ánh” và không hiểu vì sao con mình lại hay cáu bẳn, khóc nhè như thế.

Tiếng khóc là một dạng “ngôn ngữ” của bé sơ sinh, vì vậy bố mẹ cần hiểu để xử lý kịp thời các tình huống bất lợi cho bé. (Ảnh minh họa).

Tìm hiểu và giải mã bí ẩn “vì sao bé yêu hay khóc?”

Hầu như ông bố, bà mẹ trẻ nào cũng từng rơi vào trường hợp như chị Hoa, hay chị Mai vừa nêu trên. Bởi khi vừa sinh ra, “ngôn ngữ” giao tiếp đầu tiên của trẻ sơ sinh với thế giới xung quanh chính là tiếng khóc. Bé sẽ khóc bởi rất nhiều tình huống, từ đói, khát, buồn cho đến các nguyên nhân khác như vì lo âu, khó chịu, hay bị ốm v.v…Việc giải mã đúng các cung bậc khác nhau trong tiếng khóc sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về nhu cầu cũng như từ đó đáp ứng và làm nguôi cơn “mè nheo” dai dẳng của bé. Đồng thời, biết phân biệt sự khác nhau trong tiếng khóc còn giúp các mẹ phát hiện ra những tình huống nguy hiểm cho sức khỏe của bé, từ đó có những can thiệp kịp thời, tránh tình huống xấu xảy ra cho bé yêu của bạn.

Thông thường, tiếng khóc của bé sơ sinh được chia làm hai loại: tiếng khóc sinh lý và tiếng khóc bệnh lý, với các biểu hiện và âm điệu khác nhau. Bằng cách khóc, bé cho bố mẹ biết mình đang cần gì, đang bị gì để bố mẹ can thiệp và làm bè nguôi ngoa. Với tiếng khóc sinh lý, các mẹ có thể tham khảo các biểu hiện và cách dỗ dành bé như sau:

Mẹ ơi, con đói! Một tiếng khóc chậm, to, tiếng khóc này gắn chặt với tiếng khóc kia, hoặc bé khóc rồi dừng lại, rồi lại tiếp tục khóc, xen lẫn với những động tác mút tay có thể là dấu hiệu cho mẹ biết bé đang đói, đặc biệt nếu 2 tiếng đồng hồ trôi qua kể từ lần bú trước. Bé cũng có thể khóc vì đói ngay sau 1 thời gian ngắn khi đã được cho bú, vì có thể mẹ thiếu sữa, hoặc bé bú chưa no, hoặc sữa pha nhạt quá. Bé cũng có thể khóc do khát, với biểu hiện là tiếng khóc không to như khi đói.Lúc này các mẹ cần nhanh chóng cho bé bú hoặc uống nước để giải tỏa cơn đói hay cơn khát của bé.

Con buồn ngủ. Để báo cho mẹ biết cơn buồn ngủ đang đến gần, bé có thể sẽ khóc, ban đầu tương đối thấp, nếu xung quanh ồn ào quá không ngủ được bé sẽ khóc to hơn, và khóc liên tục. Chỉ cần các mẹ ôm ấp, vỗ về hay đu đưa bé, bé sẽ ngừng khóc và ngủ.

Con sợ. Do môi trường bên ngoài hoàn toàn lạ lẫm so với môi trường ấm áp trong bụng mẹ trước đây, nên bé mới ra đời rất hay “giật mình” và khóc thét lên. Khi khóc toàn thân bé có thể giãy giụa lung tung. Lúc này bố mẹ nên ôm chặt bé, âm yếm, vỗ về bé để bé chắc chắn rằng không chỉ có một mình và không cô đơn. Sự vỗ về kịp thời sẽ giúp bé ý thức được chuyện gì xảy ra xung quanh, sự hoảng sợ sẽ dần thay đổi bằng sự tìm hiểu “tại sao lại thế”.

Con khó chịu. Khi bị chướng hơi, cần ợ hơi, hay cảm thấy không thoải mái vì tã bị ướt, hăm tã, hay thời tiết quá nóng, quá lạnh, không gian không thoáng mát, ồn ào v.v… cũng có thể khiến bé cảm thấy khó chịu và khóc. Tiếng khóc bình thường, không có gì đặc biệt, đôi khi bé thét to lên, nước mắt giàn giụa. Khi đó mẹ nên tìm hiểu kỹ vì sao bé không thoải mái, nếu tã ướt nên nhanh chóng thay tã cho bé, nếu bé thấy nóng nên cho bé mặc quần áo rộng và mềm mại v.v…

Con bị đau. Bé sẽ báo cho bạn biết bé bị đau do côn trùng cắn, do dây vải len trong bao tay đang xiết chặt ngón tay nhỏ bé của bé v.v… bằng một tiếng khóc nghe như tiếng thét thất thanh, sau đó là sự im lặng và những tiếng thở ngắn, hổn hển. Khi ấy bé cần được chăm sóc ngay, và mẹ cần xem xét kỹ từ đầu đến chân, kể cả các ngón tay và ngón chân. Nếu không thể giúp bé giảm đau thì đã đến lúc các mẹ nên đưa bé đến bác sỹ khoa nhi.

Con buồn. Đôi khi bé khóc om sòm không vì những lý do trên, mà đơn giản bé cảm thấy cô đơn, muốn được mẹ bế hay ôm ấp. Khi ấy bạn nên ôm ấp và vỗ về, chơi đùa với bé để bé cảm thấy vui tươi và ấm áp, điều này rất tốt cho sự phát triển của bé.


Tiếng khóc của bé còn có thể giúp mẹ biết được bé đang rất không khỏe và cần được mẹ đưa đến bác sĩ gấp đấy nhé. (Ảnh minh họa)

Nếu các mẹ đã xem xét tất cả các yếu tố trên mà vẫn không xác định được nguyên do vì sao bé khóc, thì lúc này cần cân nhắc đến tiếng khóc do bệnh lý có thể đang tiềm ẩn bên trong bé. Với một số loại bệnh, tiếng khóc mà bé báo hiệu cho bạn cũng có thể khác nhau:

Viêm ruột cấp, tiêu hóa trục trặc, ký sinh trùng (giun): Sẽ làm cho bé khóc thét, tiếng khóc không nhanh, không chậm, đều đều. Khi quan sát mẹ sẽ thấy sắc mặt bé trắng nhợt, vã mồ hôi, bé có thể nôn mửa, tiêu chảy, không cho sờ vào bụng, nếu sờ vào bé sẽ khóc to hơn. Nếu bé khóc trước khi ngủ thường là bé bị giun kim ở cửa hậu môn bò ra, gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé.

Ngạt mũi, đau đầu, cảm cúm: Bé sẽ khóc với âm điệu bình thường, đồng thời bé ở trạng thái không yên, dỗ thế nào cũng không nín. Tiếng khóc này sẽ khác với khi bé khóc giọng khàn khàn, khóc liên tục, nhất là về đêm, kèm theo khó thở, sốt bỏ bú là khả năng bé bị viêm amidan cấp; hay khi bé khóc xong lại thở khò khè thì có khả năng là bé bị viêm phổi. Nếu bé bị viêm phổi biến chứng nặng dẫn đến suy tim thì tiếng khóc sẽ yếu ớt, xen lẫn tiếng rên ngắt quãng, khi ấy mẹ cần phải đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đồng thời theo dõi sát sao các biểu hiện khác của bé.

Viêm tai giữa: Bé sẽ khóc không yên, kèm theo sốt, hay lắc đầu, vò tai, nếu mẹ lấy tai ép vào vành tai bé lại càng khóc dữ dội, lúc này cần nghĩ đến nguy cơ bé bị viêm tai giữa.

Thiếu canxi và còi xương giai đoạn đầu: Bé sẽ khóc suốt đêm, sợ hãi, vã mồ hôi nhiều.
Nếu bé khóc từng cơn, kèm theo nôn mửa, đại tiện phân lẫn máu, là trẻ có khả năng lồng ruột. Tiếng khóc này của bé sẽ khác với tiếng khóc khi bé đi tiểu tiện, khi đó có thể bé bị viêm đường tiểu. Nếu bé rặn đỏ mặt và khóc nhiều khi đi đại tiện, phân cứng có thể nghĩ đến trường hợp bé bị táo bón.

Viêm miệng, niêm mạc lợi bị sưng sẽ làm cho bé khóc khi ngậm vú và không chịu bú. Nếu mắc bệnh ở não hay màng não, bé có thể sẽ khóc thét liên tục, thỉnh thoảng ngừng một lát, rồi lại tiếp tục, kèm theo nôn mửa.

Bé khóc “dạ đề” do tăng nhu động ruột

Với một số bé sơ sinh, có thể do chưa thích ứng được với môi trường mới nên mắc chứng “khóc đêm” hay còn gọi là khóc “dạ đề”. Các bé này ban ngày rất ngoan, nhưng đến đêm là bắt đầu khóc. Tình trạng này thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng sau sinh, và sẽ hết dần khi bé lớn lên.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do bé bị tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột của bé điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một số yếu tố y học chưa xác định được sẽ làm cho nhu động ruột tăng lên, hoạt động không đều gây đau bụng dữ dội làm cho bé khóc, hết cơn thì thôi. Tiếng khóc của các bé trong trường hợp này thường làm bố mẹ bị nhầm lẫn với nguyên nhân do thiếu canxi, như trường hợp của chị Mai đã nêu trên. Bé có thể khóc độ 15 – 20 phút, có bé khóc hàng tiếng đồng hồ, càng khóc bụng càng cứng vì đầy hơi.

Nếu đã kiểm tra và thấy không có biểu hiện bệnh lý hay sinh lý nào, các mẹ nên nghĩ đến trường hợp bé khóc “dạ đề”. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng khóc “dạ đề” có thể làm cho bé mất sức và gây tâm lý căng thẳng cho bố mẹ. Vì vậy, những lúc như thế các mẹ nên bế bé ở tư thế thật thoải mái để tạo cảm giác ấm áp và an toàn cho bé. Sau một thời gian vật lộn với bé Na, chị Hoa cũng đã phát hiện ra con mình không đau ốm gì mà bé chỉ khóc dạ đề. Tìm hiểu kinh nghiệm của người chị họ bên Mỹ, mẹ Mai đã áp dụng một biện pháp rất hữu hiệu là ấp bụng bé lên bụng mẹ và xoa vuốt nhẹ vào lưng bé, hơi ấm của mẹ sẽ làm bé nhanh chóng cảm thấy thư thái hơn. Các mẹ cũng có thể quấn bé trong một cái mền, massage cho bé hay bật nhạc êm dịu cho bé nghe để hai mẹ con cùng thư giãn.

Đối phó với một thiên thần nhỏ đang “mè nheo” dù vì bất cứ lý do gì cũng khiến các mẹ bối rối và lo âu. Tuy nhiên, do tâm trạng mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến bé, vì vậy các mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân bé khóc để tìm ra cách xử lý phù hợp. Nên nhớ dù bé khóc vì nguyên nhân gì, các mẹ hãy nhanh chóng dỗ nín bé, vì nếu để mặc bé sẽ khóc nhiều hơn và vất vả hơn. Khi la khóc quá lâu bé sẽ hít thở không khí quá nhiều vào đường ruột và dạ dày, có thể gây nên chứng bệnh phình bụng to và ảnh hưởng lâu dài đến phát triển tâm lý của bé.

Trị rôm sảy cho Bé vào hè này


Rôm sảy nếu không được vệ sinh đầy đủ có thể phát triển thành mụn nhọt. Ở trẻ bình thường, các nốt mụn nhọt sẽ khỏi trong vòng 8-10 ngày. Nhưng nếu sức đề kháng yếu, nhọt có thể mọc liên tiếp hết nốt này đến nốt khác.

Hiện tượng rôm sảy (Ảnh minh họa)
Rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là trong thời tiết nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết. Miệng ống dễ bị bụi, ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc. Càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể... càng có nhiều rôm.

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy thông thường, đến khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Nhưng cũng có nhiều em ít được chú ý giữ da sạch sẽ, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

Để trẻ đỡ bị rôm và tránh da bị nhiễm khuẩn trong những ngày hè oi bức, các bậc cha mẹ nên dành cho con những gian phòng rộng rãi, thoáng mát nhất; tránh đưa trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt, hoặc chen chúc trong những phương tiện giao thông công cộng. Cho các cháu mặc quần áo vải mỏng, rộng, nhạt màu; nên chọn loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi, tránh dùng những loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi. Năng tắm rửa cho trẻ để luôn luôn giữ da sạch sẽ, mồ hôi bài tiết được dễ dàng. Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, cho uống đủ nước. Không dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.



Mụn nhọt, nhất là các nhọt đầu đinh, là một nhiễm khuẩn cấp tính do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây ra. Các cầu khuẩn này thường có sẵn trên da nhưng không gây bệnh. Về mùa hè nóng bức, mồ hôi ra nhiều nhớp nháp trên da, gây nổi rôm sảy, ngứa gãi, làm ảnh hưởng đến lớp sừng. Tụ cầu có điều kiện thuận lợi chui sâu xuống các tổ chức ở dưới, phát triển và gây bệnh. Chúng chui vào các nang lông, gây viêm nang lông và tiết ngoại độc tố làm hoại tử các tế bào chung quanh nang lông, tạo thành ngòi của những nhọt đầu đinh.

Lúc đầu, trên da xuất hiện một nốt đỏ bằng hạt đỗ. Nốt này lớn dần lên, vùng da chung quanh cũng đỏ tấy và rất đau. Đến ngày thứ 3 hoặc thứ 4, nhọt bắt đầu mềm, giữa nhọt xuất hiện một mụn mủ nhỏ. Sau đó nhọt vỡ, ở chỗ mụn mủ chảy ra mủ và cả cái ngòi trắng xanh hơi xốp, để lại một hố lõm sâu. Chỗ lõm này sẽ đầy lên nhanh chóng và nhọt sẽ khỏi trong vòng 8-10 ngày.

Những trẻ em cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể bị nhọt liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên, có khi gây ra các biến chứng nguy hiểm (viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết...). Nhọt mọc ở những vị trí đặc biệt như môi trên, cánh mũi có thể gây biến chứng nặng như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, đe dọa tính mạng người bệnh.

Có những trường hợp nhiều nhọt mọc cạnh nhau thành cụm, kết hợp với nhau thành một mảng đỏ lớn rất đau. Trong mảng đỏ này có nhiều nhọt, khi vỡ ra thành nhiều lỗ sâu lỗ chỗ như gương sen hoặc tổ ong, dân gian gọi là nhọt tổ ong (anthrax). Trẻ rất đau, toàn trạng nặng; sốt cao, quấy khóc nhiều, dễ có biến chứng.

Những cách điều trị 

- Bôi cho con: Gừng tươi (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Thông thường, bôi xong vài tiếng thì rôm lặn; mỗi ngày có thể bôi 2-3 lần.

- Tắm cho con: Mẹ chuẩn bị một trong những loại lá cây sau nhé: mướp đắng, rau cải rổ, lá sài đất, lá khế chua, cây chó đẻ, lá kinh giới, lá giềng, gừng tươi…. Cái loại cây lá/quả trên rửa sạch, vò nát hoặc cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn. Dùng khăn xô lọc lấy nước tắm, pha với nước ấm, tắm cho bé 2 lần/ngày.

Hoặc dùng cắt ¼ quả chanh tươi, vắt nước pha loãng với một chậu nước tắm to, gội đầu hoặc tắm cho bé, ngày 2 lần.

Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần).

Cho bé uống đủ lượng nước mỗi ngày

Một số mẹo hay trị rôm sảy cho bé

1. Hãy giã nát hạt của cây thì là trộn lẫn với dầu dừa và thoa lên da bé, để trong vòng 1 giờ thì tắm lại với nước. Trộn bột gỗ của cây đàn hương với nước hoa hồng, dùng để thoa lên da bé, cũng sẽ nhanh chóng cái thiện tình hình. Tắm cho bé hàng ngày với nước cho pha nước cốt chanh. Dùng nước dừa để tắm cho bé hàng ngày. Cũng có thể dùng nước lá chè xanh để tắm cho bé yêu.

2. Mướp đắng chữa rôm sảy : Bạn có thể lấy 2-3 quả mướp đắng nấu nước tắm cho bé hàng ngày. Các nốt đáng ghét sẽ biến mất. Lá đào chữa chốc đầu trẻ em : Dùng lá đào nấu nước gội đầu, rồi giã nát quả cùng với hạt mướp đắng để bôi. Rau má chữa rôm sảy, mẩn ngứa : Hằng ngày ăn rau má trộn dầu giấm, hoặc dùng rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước, thêm đường để uống.


Rau má có tác dụng chữa rôm sảy, mẩn ngứa

Sài đất trị rôm sảy, viêm tấy, mụn nhọt : Dùng sài đất tươi 300 g nấu với nước để tắm. Hoặc dùng 100 g sài đất tươi giã với ít muối, thêm 100 ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào chỗ sưng tấy. Sắn dây chữa rôm : Bột lọc (tinh bột) sắn dây dùng để pha nước uống với đường cho mát, giảm nhiệt, đỡ rôm sảy. Đậu đen chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt : Đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm. Lấy 50-100 g sắc uống. Đinh lăng chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, sưng tấy : Ngày dùng 4-6 g rễ hoặc 30-50 g thân cành, hoặc 80 g lá đinh lăng sao vàng, sắc uống.

Cách phòng hiện tượng rôm sẩy

Bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát, uống đủ nước.

Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Để làm được điều này các bậc cha mẹ chỉ cần tuân theo những tiêu chí đơn giản sau đây:
Hạn chế không cho bé ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Sở dĩ bạn không nên hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm này, bởi lẽ đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát hay nguy hiểm hơn là dẫn tới nguy cơ ung thư da. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ. Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt. Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ.




Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Cách chọn đồ cho bé yêu của Bạn

Nhóm đồ mang, mặc


Tã lót cho bé 

Cho con mặc loại tã nào, vào thời điểm nào, luôn là băn khoăn của các bà mẹ trẻ.

Tã giấy hay tã vải?

Tã giấy rất dễ sử dụng, không phải gấp nhiều lần phức tạp hay cài kim băng mà cũng chẳng cần phải mặc thêm quần nhựa, nhất là có thể vứt bỏ dễ dàng mỗi khi bị ướt hoặc bẩn. Ngoài ra, nó rất tiện lợi vì mỗi khi đi xa, chỉ cần mang theo một vài cái là đủ, lại không chiếm nhiều chỗ hay mất công mang về để giặt.

Vào mùa lạnh, tã giấy chiếm ưu thế hơn so với tã vải nhờ có độ hút thấm cao và giúp trẻ không bị lạnh khi tè dầm. Khi mua tã giấy, bạn nên chọn loại có màng đáy thoáng dạng vải sẽ thích hợp hơn đối với làn da nhạy cảm của bé, nhất là vùng đùi nơi tiếp xúc với đáy tã. Hai bên vách chống trào của tã nếu được thiết kế mềm mại sẽ không gây vết hằn trên đùi, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.


Tã vải tuy tốn nhiều chi phí ban đầu nhưng xét về lâu dài lại kinh tế hơn. Sử dụng tã vải phải xả sạch, giặt, khử trùng và làm khô sau khi sử dụng. Số lượng tã vải cần dùng tối thiểu phải là 24 cái để luôn có tã mới khi cần thay cho trẻ. Dự trữ tã càng nhiều thì càng đỡ mất công giặt giũ nhiều lần. Lưu ý khi mua cần chọn loại tốt nhất. So với tã giấy, tã vải có thể sử dụng trong một thời gian dài, hút ẩm tốt tạo cho trẻ cảm giác thoải mái hơn.

Cách dùng tã an toàn cho bé

Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống, vì thế nếu chọn tã giấy bạn cần chọn loại tã giấy có thiết kế khác nhau, tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất, kể cả ngày và đêm. Hoặc có thể chọn loại quần dễ nhìn hay có đường diềm để mặc bên ngoài tã vải cho bé.

Bé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế, bạn cần chọn loại tã có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã, vì thế cần phủ thêm một lớp tã khác lên bộ phận sinh dục của bé và vệ sinh tã ngay khi phát hiện đã bị dơ. Khi thay tã sạch, nên đẩy nhẹ bộ bận sinh dục của bé sang một bên để tránh nước tiểu có thể rò rỉ từ phía trên tã.

Ngay từ ba tháng cuối trước khi lâm bồn, bạn đã có thể lên kế hoạch chuẩn bị mua sắm những đồ dùng cần thiết cho bé. Hãy gạt bỏ đi những lúng túng khi chuẩn bị mua đồ cho bé, để chào đón thiên thần bé bỏng của mẹ ra đời nhé!

Quần áo cho Bé

1. Chọn chất liệu tự nhiên                

Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên lựa chọn vải có chất liệu tự nhiên vì nó có độ mềm thích hợp với da em bé sơ sinh, có tác dụng bảo vệ rất tốt. Trong khi đó, các loại vải làm từ sợi tổng hợp hoặc chất liệu nhân tạo không có được độ mềm như vậy nên rất dễ gây trầy xước da em bé và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Ngoài ra, các loại vải làm từ sợi thiên nhiên có độ thấm tốt nên không cản trở sự bay hơi của mồ hôi khiến bé luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Vải sợi nhân tạo không có được đặc điểm này nên thường gây bức bí, ẩm ướt, nếu không thay quần áo kịp thời có thể bé sẽ bị cảm lạnh


2. Ưu tiên các màu nhạt

Quần áo cho trẻ em được may từ các loại vải có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt tuy bé mặc vào sẽ rất đẹp nhưng nhiều khi lại không an toàn. Bởi loại vải này thường chứa nhiều chất hóa học dùng để nhuộm màu, có thể gây kích ứng hoặc bệnh ngoài da cho bé.

Bên cạnh đó, đối với một số loại vải, để có được màu sắc tươi sáng, người ta thường cho thêm một số chất hóa học đặc thù. Vì vậy, khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên ưu tiên các màu nhạt mà tránh các màu sặc sỡ.

3. Chú ý đến đường may

Các đường may trên thân áo, quần, mũ và đặc biệt là tất của bé cần phải được may một cách tinh tế, không lùi xùi, không có chỉ thừa. Bởi quần áo cho trẻ sơ sinh có kích cỡ rất nhỏ nên người may thường không chú ý đến các đặc điểm này, đặc biệt là quần áo hàng chợ.

Các mẹ nên chú ý đến chi tiết nhỏ này để chọn quần áo cho trẻ sơ sinh ở các hãng sản xuất uy tín, giúp bé luôn thoải mái khi mặc nhé.


4. Nên chọn quần áo rộng rãi

Trẻ nhỏ thường hiếu động, chân tay ngọ nguậy suốt ngày không biết chán. Vì thế các mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi có kích cỡ lớn hơn thân người bé. Khi đó, bé sẽ thoải mái “hành động” và “tập thể dục” dễ dàng hơn, giúp cơ thể luôn được vận động, tốt cho sức khỏe của bé.

Nhóm đồ ăn uống

Bình sữa cho Bé

Khi mua bình sữa cho bé, hãy bảo đảm đó là loại có thể khử trùng. Nếu là bình sữa bằng nhựa, hãy đọc kỹ thành phần, loại nhựa, khả năng chịu nhiệt trước khi mua. Bên cạnh đó, tránh mua bình bằng chất liệu thủy tinh pha tạp chất vì khi khử trùng bình sửa có thể xảy ra tình trạng nổ, nứt bình nguy hiểm cho mẹ.

Tương tự như khi chọn chén bát cho bé lúc ăn dặm, nên cho bé ăn trong chén sứ, thủy tinh tốt. Tránh những loại chén nhựa nhiều hoa văn màu sắc có thể bị ra màu khi để thức ăn nóng và ngấm vào đồ ăn của bé.

Nếu không thực sự cần thiết nên tránh cho bé ngậm núm vú giả.


Sữa cho Bé

Những lưu ý khi chọn sữa cho Bé

Trên thị trường hiện có nhiều loại sữa khác nhau, đa dạng mẫu mã, phong phú chủng loại, được quảng cáo chứa nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ, khiến người chọn mua rối tinh lên vì chẳng biết loại nào mới tốt nhất. Chưa kể nỗi phân vân nên mua loại mà con bà hàng xóm đang dùng, mình thấy rất tốt hay theo chỉ dẫn của các chuyên gia trên báo, đài?

Có nhiều lý do khiến các ông bố, bà mẹ phải bỏ công săn lùng một loại sữa bò đóng hộp nào đó để nuôi đứa con yêu quý: chuẩn bị cho bữa bú đầu tiên của trẻ khi sữa mẹ chưa có.

Trẻ đang bú mẹ tốt cũng cho giặm thêm một ít sữa bình để phòng khi đi công việc đột xuất; tập cho quen để sau hậu sản bốn tháng đi làm trẻ không bỡ ngỡ; nghĩ sữa mình thiếu nên giặm thêm cho đủ hoặc nghi sữa mẹ nóng nên trẻ không lên cân nhanh; cho trẻ bú mẹ sợ hư ngực; bú bình để trẻ có tính độc lập không bám riết lấy mẹ...

Hiện chưa ai nói được tên nhãn hiệu sữa nào là tốt nhất, tốt nhì... vì hầu hết các loại sữa cùng chủng loại thì giá trị dinh dưỡng và thành phần chính gần như tương đương nhau.

Loại sữa phù hợp với trẻ này chưa chắc phù hợp với trẻ khác do mỗi cơ thể có khả năng tiêu hoá – hấp thu khác nhau và mỗi trẻ có khẩu vị, sự vận động, bệnh lý khác nhau. Vì vậy, sữa tốt nhất phải là loại sữa phù hợp với trẻ nhất. Sự phù hợp này thể hiện ở các điểm sau:

Phù hợp độ tuổi: trẻ dưới sáu tháng (dùng sữa công thức 1) hay trên sáu tháng (dùng sữa công thức 2), trẻ sinh thiếu tháng (dùng sữa premature)…, trẻ trên một tuổi có thể dùng đa dạng hơn: sữa tươi, sữa bột sữa công thức 3, sữa đậu nành…


Phù hợp tình trạng dinh dưỡng của trẻ: trẻ thiếu tháng, nhẹ cân nên uống các loại sữa premature năng lượng cao để nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng của trẻ cùng lứa tuổi.

Trẻ béo phì nặng trên ba tuổi hoặc thừa cân trên sáu tuổi thì dùng sữa ít béo hay sữa không béo.

Trẻ cần tăng cân thì uống sữa béo (nguyên kem). Những trường hợp bệnh lý có liên quan đến dùng sữa (dị ứng, tiêu chảy kéo dài, tắc mật, trào ngược, táo bón...) thì cần tư vấn bác sĩ dinh dưỡng.

Nếu dùng loại sữa đó trong một thời gian thấy bé tăng cân tốt, không dị ứng, đi tiêu phân tốt... thì loại sữa đó phù hợp với trẻ và nên duy trì. Ở trẻ nhỏ không nên đổi sữa thường xuyên.

Phù hợp tình hình kinh tế của gia đình: một trẻ bú sữa bò hoàn toàn trong một tháng đầu đời cần từ 4 – 6 hộp 400g, sau đó lượng sữa cần sẽ tăng thêm rất nhanh. Ở trẻ lớn, mỗi ngày cần khoảng từ 2 – 3 ly sữa (ly 200ml).

Do đó, chi phí cho việc mua sữa của bé hàng tháng cũng cần tính toán trong ngân sách thu chi của gia đình. Để tránh lãng phí, có thể mua thử cho trẻ một loại sữa, sau đó chính trẻ sẽ quyết định có nên uống tiếp loại sữa đó không.

Phù hợp mùi vị, an toàn chất lượng: được coi là phù hợp khi mùi của loại sữa đó được trẻ chấp nhận, chịu bú. Việc lựa chọn loại sữa an toàn cho trẻ cũng là tiêu chí quan trọng.


Không nên mua và sử dụng các loại sữa không có nhãn hiệu bao bì, nguồn gốc không rõ ràng

Không nên mua và sử dụng các loại sữa không có nhãn hiệu bao bì, nguồn gốc không rõ ràng. Lựa chọn các công ty có uy tín, thương hiệu lâu năm trên thị trường, bao bì nguyên vẹn, còn hạn sử dụng…

Sữa nào tốt nhất?

Tất nhiên là sữa mẹ rồi. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của tổ chức y tế thế giới đã kết luận như vậy.

Sữa mẹ không chỉ hoàn hảo về dinh dưỡng mà còn phù hợp với chức năng tiêu hoá, hấp thu và sự phát triển thể chất, trí não con người, bên cạnh lợi điểm về vệ sinh, tăng cường bảo vệ cơ thể trẻ, chống bệnh tật, tạo mối quan hệ mật thiết mẹ con có lợi cho phát triển toàn vẹn của trẻ...

Các loại sữa bò liên tục cải tiến, bổ sung thêm taurine, DHA, ARA, probiotic, chất xơ, oligosaccharide, sữa bò non... có lợi cho mắt, trí não, chiều cao, tiêu hoá... đều là do các chất này được tìm thấy trong sữa mẹ, mà tự thân trong sữa bò không có hoặc không đủ.

Vì vậy, sữa mẹ nên là lựa chọn đầu tiên trong quyết định chọn sữa nuôi con. Nếu vì lý do nào đó không có sữa mẹ hoặc sữa mẹ không đủ thì hãy chọn một loại sữa bột nào đó nuôi trẻ.

Nhóm hàng đồ chơi 

Chọn đồ chơi phù hợp với Bé

Trẻ sơ sinh thường thích nhìn điện thoại sáng lấp lánh nhiều màu sắc hay những đồ chơi phát ra nhạc. Bạn có thể chọn cho bé những đồ chơi có màu sắc tương phản như đỏ, đen và trắng.Khi chọn đồ chơi cho bé, bạn không chỉ căn cứ vào thứ mà bé thích mà quan trọng hơn, đồ chơi đó phải an toàn và có thể giúp bé học hỏi những điều mới. Trang Children developmentđưa ra một số gợi ý giúp bạn chọn đồ chơi phù hợp với sự phát triển của bé:


Chọn đồ chơi phù hợp với tuổi của trẻ

- Trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn này, bạn chính là đồ chơi thích hợp nhất với bé. Bé sẽ rất hứng thú khi quan sát khuôn mặt của bạn, nghe giọng nói và được ở cạnh bạn.

Bé cũng rất thích nhìn điện thoại sáng lấp lánh nhiều màu sắc, nghe đồ chơi phát ra tiếng nhạc hoặc những cái xúc xắc. Đồ chơi với những màu sắc tương phản như đỏ, đen và trắng sẽ khiến bé rất thích thú.

- Khi bé sắp biết đi:

Bé sẽ rất thích những đồ chơi đẩy-kéo, bóng mềm, gấu teddy, bảng hoặc sách bằng vải, ôtô đồ chơi, khối xếp hình, một cái xô và cái bay để chơi ở hố cát. Lúc tắm thì bé có thể chơi bất cứ đồ gì: thuyền, cá đồ chơi, sách bằng nhựa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể biến ngăn tủ thành một nơi để bé khám phá. Bạn lưu ý bỏ những vật sắc tránh bé bị thương khi mở ngăn tủ ra chơi.

Những trò chơi đố đơn giản, đồ chơi biết đi và những sách có tranh với những bài thơ ngộ nghĩnh và hình minh họa đẹp sẽ rất hấp dẫn bé.

- Bé chuẩn bị đi học

Ở độ tuổi này, bé có thể thích bất cứ đồ chơi gì có thể được dùng để đóng kịch như một bộ đồ nấu ăn, hoa quả bằng nhựa hay một hộp giấy có thể biến ra nhiều như lò sưởi, xe, thuyền…

Bé có thể chơi những trò, câu đố đơn giản, các con vật đồ chơi, ôtô đồ chơi, búp bê, trò chơi trên máy tính dành cho trẻ, đồ chơi xây dựng, thời trang.

Ngoài ra, những vật dụng để chơi ngoài trời như: xe đạp, xích đu, hố cát (với người lớn ở gần) sẽ giúp bé bận rộn và năng động.

Bạn cần cân đối những những đồ chơi yêu cầu trí thông minh như ghép hình và những đồ kích thích trí tưởng tượng của trẻ.

- Bé ở tuổi đi học

Khi đã bắt đầu đi học, trẻ sẽ có thể biết được chính xác mình muốn chơi gì. Ở tuổi này bạn thường bị dẫn theo những yêu cầu hoặc sở thích nhất định của trẻ.

Thậm chí, nếu bé thích đồ chơi hiện đại có phát nhạc thì những đồ chơi cơ bản và cổ điển vẫn được nhiều trẻ thích. Đó có thể là sách, dụng cụ để vẽ và sơn, mô hình lắp ghép hay xe đạp, nhảy dây, cầu trượt…

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Tuổi nào sinh con hợp lý

Nên sinh con ở độ tuổi nào?

Di truyền, tuổi tác cha mẹ, chế độ dinh dưỡng, quá trình giáo dục, tâm lý cha mẹ…là một trong những yếu tố quyết định sự thông minh của trẻ nhỏ. Vậy độ tuổi nào là thích hợp nhất cho chuyện sinh con?

Độ tuổi có con lý tưởng nhất ở đàn ông là 30 – 35, còn ở nữ giới là 23 – 30.

1. Độ tuổi người cha: 30-35 tuổi

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra khi cha chúng đang ở độ tuổi từ 30-35 luôn ưu tú, vượt trội hơn hẳn so với những đứa trẻ cùng trang lứa khác.

Độ tuổi 30, chất lượng “đội quân tinh binh” của đấng mày râu ở đỉnh cao phong độ. Chất lượng đó vẫn được đảm bảo trong 5 năm kế tiếp.

Ở đây, các nhà khoa học vô cùng coi trọng yếu tố gen di truyền. Sở dĩ đứa trẻ chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác của cha mẹ chúng là do các gen di truyền. Tinh trùng ông bố khỏe mạnh thì chắc chắn đứa trẻ được sinh ra cũng vô cùng thông minh và khỏe mạnh.

2. Độ tuổi người mẹ: 23-30 tuổi

Đây là độ tuổi phụ nữ “lâm bồn” lý tưởng nhất. Thời điểm này, phát triển của cơ thể đã hoàn thiện, chất lượng trứng cũng đạt mức tốt nhất, nguy cơ đột biến ít nhất, thai nhi phát triển tốt nhất, nguy cơ bị đẻ non, dị dạng, down, IQ thấp… gần như không có.

Theo nghiên cứu, ở độ tuổi này kinh nghiệm sống của các bậc phụ huynh cũng khá “chín muồi”, điều kiện kinh tế đầy đủ, tâm lý sẵn sàng để sinh con…do vậy có kiến thức khoa học và khả năng chăm sóc trẻ nhỏ tốt hơn.

Nếu cơ thể người mẹ “quá non” hoặc “quá già”, thai nhi sẽ phải “đấu tranh” để tranh giành lượng dinh dưỡng. Do đó, trẻ sinh ra dễ bị còi cọc, thể chất và tinh thần yếu kém, không thông minh.

3. Tuổi kết tốt nhất để sinh con thông minh: Người cha lớn hơn người mẹ 7 tuổi.

Người đàn ông nhiều tuổi hơn sẽ có trí lực phát triển toàn diện, di truyền lại cho thế hệ sau nhiều gen tốt hơn. Người mẹ trẻ trung đang dồi dào sức sống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi khỏe mạnh và thông minh.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Có nên hay không sử dụng máy hút sữa


Bạn boăn khoăn điều gì về máy hút sữa Nuk?



Như các bạn đã biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Chính vì vậy Hãng NUK đã nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm với nhiều tính năng ưu việt, qua đó giúp cho các bà mẹ trong quá trình nuôI con được dễ dàng hơn. Máy hút sữa điện của NUK là một sản phẩm lý tưởng, trợ giúp đắc lực cho các bà mẹ trong thời kỳ cho con bú. Được dùng trong 5 trường hợp sau:

1. Tại sao phải sử dụng máy hút sữa ? Sử dụng trong trường hợp nào? 

- Dùng cho những bà mẹ có đầu ngực to quá, đầu ngực bị thụt vào trong hoặc bị nứt cổ gà không cho bé bú được.

- Kích thích việc tiết sữa (giúp cho những bà mẹ có ít sữa hút ra được nhiều sữa hơn).

- Giúp các bà mẹ có nhiều sữa tránh được tình trạng bị tắc sữa.

- Đảm bảo cho việc nuôi con bằng sữa mẹ được thuận tiện, an toàn và vệ sinh. Điều này cũng thật là tuyệt vời vì với hút sữa điện khi bạn cùng chồng chia sẻ niềm vui và trách nhiệm chăm sóc con cái, phải vậy không?

- Khi bạn quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh hoặc tham gia 1 số hoạt động ngoại khoá, hút sữa NUK sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm vì con bạn vẫn được chăm sóc bằng chính sữa của mình trong lúc bạn vắng nhà.

Bạn có thể lựa chọn quyết định NUK, nơi hội tụ những ý tưởng hàng đầu, nơi hội tụ những sản phẩm hoàn hảo giúp bé cảm nhận được sự thú vị và lôi cuốn trong mỗi bữa ăn.

2. Cấu tạo tương ứng với từng loại hút sữa?

Hút sữa điện: Củ điện, Phễu hút, Bình đựng sữa. ống rửa giúp cho việc làm vệ sinh máy dễ dàng.

Hút sữa tay: Bộ phận bơm, Khớp hình khuyên, Van casu chống trào sữa, Phễu hút, đệm Silicon, Bình đựng sữa, Chân đế

3. Cách sử dụng của từng loại hút sữa?

Hút sữa điện:


Máy hút sữa bằng điện NUK


- Thao tác lắp ráp từng phần (vừa lắp vừa hướng dẫn cách lắp).

- Áp phễu hút vào ngực sao cho đầu vú nằm chính giữa để tránh cho đầu vú khỏi bị đau, bật nút ON – Khi máy bật, lực hút của máy giống như khi trẻ bú mẹ, kích thích việc tiết sữa của mẹ. Vừa ấn nhẹ phễu hút vào ngực (để đệm Silicon hút chặt vào ngực và) không có lỗ hổng để không khí lọt vào.

- Đối với hút sữa bằng điện, bạn có thể điều chỉnh sức hút mạnh lên bằng cách vặn núm đến (H) hoặc vặn núm đến (L) để giảm nhẹ sức hút. Nút PUSH ngừng tạm thời, giúp cho việc hút sữa dừng lại trong giây lát, đem lại cho mẹ có cảm giác như em bé nghỉ một lát rồi ty tiếp.

Hút sữa tay


Máy hút sữa bằng tay NUK


- Thao tác lắp ráp từng phần (vừa lắp vừa hướng dẫn cách lắp).

- Áp phễu hút vào ngực sao cho đầu vú nằm chính giữa để tránh cho đầu vú khỏi bị đau. Vừa bóp cần bơm và lại thả ra thật chậm.

- Chỉnh độ hút mạnh yếu bằng cách xoay núm điều chỉnh sao cho việc hút sữa dễ chịu nhất đối với bạn

4. Nguyên lý hoạt động của hút sữa?

Hút sữa điện rất đa năng: Có thể dùng bằng điện hoặc bằng pin.

Ngoài công dụng hút sữa nhẹ nhàng, hiệu quả, hút sữa điện còn cầm rất vừa tay, gọn nhẹ và thụân tiện cho các bà mẹ có thể mang theo người khi đi bất cứ đâu.

Hút sữa tay: Bóp nhẹ nhàng bằng tay

5. Khi sử dụng máy hút sữa cần lưu ý những gì?

- Trước và sau khi sử dụng phải vệ sinh sạch sẽ, tránh để cặn sữa bám vào máy sẽ không tốt và gây mất vệ sinh.

- Sữa hút ra, chưa dùng đến phải bảo quản trong ngăn lạnh.

Đối với hút sữa tay

- Không được nhúng (hoặc ngâm) bộ phận tay bơm màu xanh dưới nước hoặc tháo rời ra vì như thế sẽ làm cho chức năng của bơm sữa tay sẽ không còn được đảm bảo.

- Zoăng ở máy cần phải liên tục được bôi trơn bằng một ít dầu chăm sóc da trẻ em để cho máy khỏi bị rít

Làm gì khi dụng cụ có vấn đề:

- Bơm không hút được hoặc hút được rất ít? Kiểm tra các van lắp, kiểm tra nút điều chỉnh.

- Tay cần bóp bị khó, bị nặng? Nắp chống trào lắp sai, bôi dầu chăm sóc da trẻ.

- Nút xoay điều chỉnh độ hút khó xoay? Nút điều chỉnh bị khô, cần tra dầu.

Những mẹo nhỏ để hút sữa thành công

Để bơm sữa đúng cách cần phải được luyện tập. Bơm hút sữa bằng tay là sản phẩm rất đơn giản và dễ sử dụng, nhưng dẫu sao bạn cần làm quen với Bơm sữa mới này.

Việc bơm sữa cần phải được thực hiện ở cả 2 bên ngực.

- Đổi bên ngực để hút sữa, nếu thấy ở bên đang bơm lượng sữa ít đi hoặc ngừng hẳn.

- Thời gian bơm rất khác nhau tuỳ theo từng người

Thời gian bơm đo được sau đây, thường được nhiều người thực hiện:

+ Bên phải 5 đến 7 phút, Bên trái 5 đến 7 phút.

+ Bên phải 3 đến 5 phút, Bên trái 3 đến 5 phút.

+ Bên phải 2 đến 3 phút, Bên trái 2 đến 3 phút.

Hỗ trợ bơm sữa:

- Các bạn đừng ngạc nhiên nếu như trong lần hút đầu tiên sữa chảy ra ít. Điều này không có gì là bất bình thường cả, bởi vì:

+ Việc tiết sữa được điều chỉnh theo nhu cầu uống sữa hàng ngày của trẻ.

+ Lượng sữa tiết ra hoàn toàn khác nhau tuỳ theo từng người.

• Các bạn chú ý nên uống nhiều nước để kích thích việc tiết sữa (tốt nhất là uống 1 ly sữa ấm trước khi hút sữa).

• Các bạn không nên điều chỉnh độ hút quá cao. Hút mạnh không có nghĩa là sữa sẽ tiết ra nhiều hơn

- Trong trường hợp cho bú tự nhiên thì phản xạ tiết sữa sẽ được kích thích khi cho bé bú và sữa sẽ bắt đầu chảy. Phản xạ tiết sữa khi sử dụng bơm sữa bằng tay cũng được kích thích bởi tấm đệm massage bằng Silicon.

* Phản xạ tiết sữa có thể được hỗ trợ thêm bằng những cách sau:

- Các bạn hãy tìm cho mình một chỗ ngồi thật thoáng mát và yên tĩnh.

- Hãy tìm tư thế ngồi thoải mái và thư giãn

- Trước khi bơm, hãy đặt tấm chườm ấm lên ngực của bạn (VD:Tấm chườm ngực của NUK) trong vòng vài phút để kích thích sữa về.

- Các bạn vừa hút sữa vừa ngắm nhìn em bé của bạn. Nếu việc này không thể được thì hãy đặt một tấm ảnh em bé của bạn trước mặt trong lúc hút sữa ra.

- Phản xạ tiết sữa sẽ làm sữa chảy đồng thời cả hai bên ngực. ở bên chưa hút, bạn có thể hứng sữa chảy ra bằng hứng sữa của NUK.

Rất nhiều bà mẹ khi sử dụng máy hút sữa của NUK đã thấy hài lòng và dễ chịu. Theo các bà mẹ này thì việc dùng hút sữa điện góp phần vào việc chăm sóc massage bộ ngực một cách hoàn hảo nhất.

Ngoài ra chúng tôi có nhiều sản phẩm khác tốt cho Bé.

Tham khảo thêm tại:  ShopTreTho - Thiên đường cho Bé


Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời

“Bác trưởng thôn” Văn Hiệp hay còn được khán giả yêu mến gọi là “ông đơn giản, gọn nhẹ” đã qua đời sáng nay, ngày 9/4 tại nhà riêng, hưởng thọ 71 tuổi. Dù biết ông chiến đấu với bệnh tật một thời gian dài nhưng khi nghe tin xấu, nhiều nghệ sĩ vẫn bàng hoàng…

Thông tin nghệ sĩ hài Văn Hiệp qua đời được đăng tải trên trang cá nhân của nghệ sĩ hài Vượng “Râu” sáng ngày 9/4 khiến không ít người xót thương.

"Sáng ra ngủ dậy, nghe một tin đau đớn! Nghệ sĩ Văn Hiệp đã ra đi! Ôi dẫu biết rằng sinh tử là lẽ thường ở đời! Nhưng sao nghe tin "Bố" ra đi mà lòng đau đến thế!!!”, cả cuộc đời sống trọn vẹn với niềm vui sân khấu và điện ảnh! Miệt mài cống hiến như con "giun" trong bài thơ "Bố" viết…”, nghệ sĩ Vượng “râu” chia sẻ trên facebook.

Trưởng thôn Văn Hiệp qua đời
Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời sáng nay, ngày 9/4

Nghệ sĩ Văn Hiệp đã qua đời tại nhà riêng do bị tràn dịch màng phổi và suy thận nặng. Từ tết Âm lịch đến nay, nghệ sĩ Văn Hiệp đã có một khoảng thời gian dài điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa tại bệnh viện nhưng do tuổi cao sức yếu, nghệ sĩ đã không qua khỏi.

Người thân của “Bác trưởng thôn” Văn Hiệp cũng cho biết, lễ viếng, truy điệu nghệ sĩ Văn Hiệp sẽ được tổ chức vào 10 giờ -11 giờ 30 ngày 11/4/2013 (tức 2/3 Âm lịch) tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông và hỏa táng tại Đài hóa thân hoàn vũ, Văn Điển (Hà Nội).

Trưởng thôn Văn Hiệp qua đời
Nghệ sĩ Văn Hiệp (trái) trong một tiểu phẩm hài

Nghệ sĩ Văn Hiệp sinh năm 1942. Ông là thế hệ đầu tiên học tại trường Sân khấu điện ảnh. Là người Hà Nội gốc, nhưng ông không có cái vẻ công tử phong lưu, mà ngay từ thời trẻ ông đã tự nhận thấy những hạn chế của mình khi bước vào nghề diễn "mặt xấu xí, mắt híp, quần áo chẳng bao giờ là, đầu tóc chuyên một kiểu". Thời gian đầu ông công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam và tham gia diễn xuất trong các vở: cậu bé Sacca trong kịch Nila, Y tá Háp trong vở Đôi mắt, Phi Vân trong vở Hoa pháo, vai Ốc trong vở Nghêu, Sò, Ốc, Hến…đã để lại trong lòng khán giả nhiều ấn tượng sâu sắc. Rồi ông chuyển sang diễn hài và được đông đảo khán giả yêu mến. Biệt danh “Trưởng thôn Văn Hiệp” đã trở thành cái tên nhận được nhiều thiện cảm trong công chúng, qua seri hài “Gặp nhau cuối tuần” của Đài truyền hình Việt Nam.

Chia sẻ của Trưởng thôn Văn Hiệp kể chuyện diễn hài


Ông từng chia sẻ những bất hạnh của mình trong cuộc sống riêng tư: "Tôi và vợ, gọi là ly thân cũng không quá nhưng ly dị lại thành dở hơi. Người ta vẫn bảo: “Có vợ mà để đi Tây, như xe không khóa để ngay bờ hồ” - tôi đùa lại họ rằng, không những bỏ quên xe mà còn để người ta cưỡi phi sang tận trời tây rồi. Có những người đi nước ngoài thay đổi tình cảm, bỏ chồng vợ ở nhà nhưng tôi thì chắc chắn bà xã mình không có ai. Nhiều người sau lưng hay cười tôi vì chuyện đó. Mà nếu bà ấy có ai khác thật, tôi cũng không nghĩ đó là sự phản bội. Đàn bà một mình vất vả, nếu có đàn ông giúp đỡ mà nảy sinh tình cảm cũng không phải chuyện đáng chê trách. Mình có giữ cũng vô ích. 20 năm một mình nuôi con, kể cũng dài nhưng với tôi đó là giai đoạn đã qua rồi. Tôi không dám nhận mình là người vị tha, chỉ nhận mình là người cư xử đàng hoàng".

Trong những năm khó khăn, vợ ông đã đi lao động xuất khẩu ở Đức để lo cho gia đình. Ông đau đáu: "Nước mình nghèo, phụ nữ đi xuất khẩu lao động để lo cho chồng cho con. Riêng vợ tôi không kiếm được nhiều tiền nên thi thoảng tôi vẫn phải gom tiền gửi sang. Thế nhưng tôi khuyên về thì cô ấy không chịu. Vẫn biết về là hợp lý, nhưng người ta ngại thay đổi và di chuyển. Thôi thì mình già rồi, chẳng còn vặn vẹo nhau chuyện về hay ở làm gì nữa. Vợ hàng năm nếu dành dụm được tiền thì vẫn về nhưng tôi chẳng sang đấy làm gì. Sang đó có gì hay ho đâu. Con trai tôi trước đây cũng ở bên đấy, giờ tôi lại đón về rồi. Ngay cả sang tham quan du lịch tôi cũng chả thích. Mình 68 tuổi rồi, sức khỏe không được tốt, ở nhà túc tắc làm phim thôi. Tôi nhiều bệnh lắm, từng mổ dạ dày, cắt trĩ, lao phổi, đại tràng… Có lúc tuyệt vọng chẳng thiết gì nữa. Tôi từng nói với con, nếu bố có làm sao thì để thở oxi một hai buổi rồi rút ra nhé, vì nhà mình chẳng có tiền". Thời gian vừa rồi, ông ốm nặng, bà cũng về chăm sóc và khi bà vừa quay trở lại Đức thì ông qua đời. Cuối đời ông có một bài thơ rất đúng với hoàn cảnh của mình.

Nghệ sĩ giun
Nơi nào có đất cằn
Nơi ấy có họ nhà giun
Hiền lành chẳng làm đau ai
Mềm oặt như sợi bún

Năm năm, ngày ngày, tháng tháng
Miệt mài thâu đêm suốt sáng
Giun xoắn mình nhọc nhằn nhích dần từng chút một
Và đất và giun tơi xốp

Đơm hoa nảy lộc đón gió lành cùng chim hót véo von

Đất và giun và rất nhiều giun
Đã biến nỗi đau cằn cỗi tối tăm thành nắng xanh, xanh thẳm
Cho cây đời vượt cạn nhú chồi non

Mình thế đấy, đất gọi chúng mình là những nghệ sĩ giun

Xót thương cho 1 cây đại thụ của giới văn nghệ sĩ Việt Nam. 

Chúc Bác ra đi thanh thản!

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Nuôi con bằng sữa mẹ sự phát triển toàn diện cho Bé

Những con số…biết nói

Nhiều tổ chức y tế hàng đầu đã khuyến nghị bên cạnh những tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ thì dinh dưỡng những năm đầu đời ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của trẻ, khả năng học hành và kinh tế của một số cá nhân trong tương lai. Các chuyên gia quốc tế cũng kết luận rằng chỉ cần cho con bú sớm và bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu không thôi đã là một cơ hội to lớn giúp giảm tỉ lệ ốm đau và tử vong ở trẻ. Tuy vậy, cũng theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, năm 2010 ở Việt Nam chỉ có 61,7% bà mẹ cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và hiếm hoi đến băn khoăn hơn nữa là chỉ có 19,6% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn.

 Ảnh minh họa

Dù việc cho con bú mẹ sau khi sinh và nuôi con bằng sữa mẹ là vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; thế nhưng nhiều người mẹ lại lơ là với chuyện cho con bú mẹ. Vậy đâu là rào cản?

Những rào cản vô hình

Bài học kinh nghiệm về nuôi con bằng sữa mẹ luôn được những “ bà” truyền lại cho con dâu, con gái mình. Nhiều người bài bác rằng đó là lối nuôi con “ cổ điển”, bởi khi đưa ra các kinh nghiệm này các bà mẹ xưa thường không biết cách để chứng minh một cách khoa học. Nhưng, việc nuôi con bằng sữa mẹ tốt như thế nào thì đã có vô số hình thức tuyên truyền khác trên báo, đài, các trang web uy tín về dinh dưỡng và sức khỏe; và ngay trong phòng “ hậu sản” các sản phụ luôn bắt gặp dòng chữ “ cho bú mẹ ngày trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh, không cho trẻ bú bình .v..v”

Nhưng hiệu quả của những hình thức tuyên truyền dành cho sữa Mẹ - đối với không ít bà mẹ - lai không “ Thấm” bằng những chiêu thức quảng cáo sữa “ Bột”! câu nói “ Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” luôn được các chuyên mục quảng cáo “ khuyến cáo” trước khi tiếp thị mặt hàng của mình, nhưng câu này được nói rất nhanh, nhanh đến mức không để ý thì cũng không nghe thấy gì?! Còn những hình ảnh đứa trẻ lớn nhanh như thổi, thông minh như thần đồng v..v thì lại đọng lại rất sâu đậm. Những câu quảng cáo có cánh về các sản phẩm có thể thay thế sữa mẹ như: “ tăng khả năng phát triển trí não, chiều cao, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu…” đã làm nhiều bà mẹ hoàn toàn…an tâm khi cho trẻ bú bình thay sữa mẹ, thậm chí nhiều bà mẹ trẻ còn cho rằng, bú sữa ngoại con sẽ thông minh hơn nuôi bằng chính dòng sữa của mình.

Cần hành động đúng đắn

Sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ trong 2 năm đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn, phát triển của trẻ về sau. Các chuyên gia đã khẳng định như vậy! Từ năm 1989, tổ chức Y tế thế giới ( WHO) và Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo bảo vệ, đẩy mạnh và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ sẽ được cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện, được xem là biện pháp tốt nhất để giảm nhu cầu tiêu thụ sữa thay thế không phù hợp và đắt tiền. Trẻ được bú mẹ, chỉ số IQ cao hơn, ít nhiễm các loại bệnh hơn.

Bên dòng sữa ấm nồng, tình cảm mẹ con hình thành từ rất sớm, mối dây thiêng liêng đó còn giúp ích cho việc giáo dục trẻ nhỏ những năm tháng đầu đời. Mẹ cho con bú sẽ “ đẹp mẹ, khỏe con”, con được cung cấp nguồn sữa chất lượng cao, tuyệt đối an toàn, sạch sẽ, còn mẹ sẽ lấy lại vóc dáng như mong muốn do sự tiêu thụ tích cực nguồn năng lượng khi cho con bú. Ngoài ra, việc cho con bú giúp các bà mẹ giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Nuôi con trẻ bằng sữa mẹ - đã đến lúc cộng đồng xã hội cần hành động thực tế vì sức khỏe con trẻ ngay những năm tháng đầu đời. Mỗi người mẹ khi nuôi con bằng sữa mẹ là đã vì sự phát triển toàn diện của đứa con thân yêu của mình cũng là tạo cho xã hội, đất nước một thế hệ trẻ mạnh khỏe và phát triển toàn diện.
máy hút sữa là sản phẩm tốt nhất để giúp bạn cân đối được công việc mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho bé yêu.

Tham khảo thêm " Các kĩ năng chăm sóc Bé "
                           " Các kĩ năng nuôi dạy trẻ "

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Tết thiếu nhi năm nay có gì mới

>> Tết thiếu nhi 1/6/2013

Bạn có bao giờ hỏi vì sao người ta yêu trẻ thơ đến thế, vì đôi mắt trẻ trong veo và nụ cười thánh thiện…Trẻ thơ xứng đáng nhận được quà suốt mọi ngày trong năm, và nhất là vào ngày của bé 1/6. “Muốn tìm thấy thiên đường hạnh phúc, hãy lần theo giấy kẹo trẻ thơ”.

Tặng đồ chơi mà bé ưa thích



Quà tặng cho bé - gửi ngàn yêu thương

Trẻ nhỏ thích nhất là đồ chơi. Các món đồ chơi, đối với bé chính là những người bạn thân thiết, hàng ngày bé bầu bạn, vui đùa cùng. Nhân ngày của bé, hãy tặng bé một món đồ chơi yêu thích nhé, có thể đó chính là món đồ chơi mà bé hằng mong ước chăng ? Với các bé gái đó là cô búp bê xinh đẹp với ngôi nhà búp bê, bộ đồ chơi nấu ăn, hay chú thú bông nào đó thật là xinh xắn đáng yêu (gấu Pooh, gấu bông hình cá heo, chuột Mickey…). Còn các bé trai thật chẳng khó để mang đến cho bé niềm vui khi bất ngờ tặng chàng trẻ tuổi siêu nhân, mô hình ô tô, máy bay, xếp hình…Những món đồ chơi ngộ nghĩnh, đáng yêu, nhất là phù hợp với giới tính, tính cách, độ tuổi của trẻ có khắp mọi nơi trong các quầy tạp hóa, các cửa hàng lưu niệm hay tiệm đồ chơi cho bé. Bé, có thể sẽ giữ gìn cẩn thận, hoặc không, nhưng nhiều khả năng lắm chứ, bé sẽ gắn món đồ chơi đó với một người thương yêu trong gia đình, mỗi khi nhớ tới, khi bé còn nhỏ hay sau này lớn lên.

Quần áo xinh tươi cho bé

Ngoài xu hướng mua đồ chơi, thì người lớn thường hay mua quần áo làm quà tặng cho bénhân dịp này. Thử tưởng tượng nhé, bé sẽ háo hức và vui mừng xúng xính ra sao trong bộ đồ mới để đi chơi? Cô cháu gái nhỏ xinh của tôi vào dịp 1/6 năm ngoái khi được tặng một chiếc váy hồng xinh xắn đã mặc thử ngay và xoay vòng khắp nhà khoe rối rít, còn cậu em trai tinh nghịch của gia đình khi mặc thử áo mới thì dứt khoát không chịu thay ra nữa. Hồn nhiên và hài hước nhất là trẻ nhỏ. Có thể bạn nghĩ mình cần tìm một món quà nào đó độc đáo hơn? Hãy chọn điều gì đó thật giản dị. Một bộ cánh cho trẻ nhỏ ngày Tết thiếu nhi, không quá đắt, lại vừa xinh với niềm vui của bé.

Tặng sách cho bé

Có bé nào là không muốn đọc truyện hoạt hình, hay truyện cổ tích… Rất nhiều cuốn truyện mang ý nghĩa giáo dục cao cần thiết để bồi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ, ví dụ nhé: truyện Những tâm hồn cao thượng, Túp lều bác Tôm, Tô tô chan cô bé bên cửa sổ… Nhiều, nhiều lắm, bạn gửi gắm qua đó tình yêu và mong muốn bé của mình có tâm hồn trong sáng, biết yêu thương… Hoặc bạn có thể lựa chọn những cuốn sách phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng cho bé, bộ sách học tiếng Anh bằng hình ảnh, hay thậm chí nếu con bạn lớn hơn hãy tặng bé Kim Từ Điển… Nếu biết được bé đang mong mỏi có được cuốn sách nào là tốt nhất, còn nếu không cứ lựa chọn theo linh cảm mà tình yêu thương mách bảo thôi. Tủ sách thiếu nhi ở mỗi nhà sách thì có vô số cho bạn lựa chọn nhé, vậy nên, cứ bước tới và lựa chọn cho bé yêu của bạn món quà tri thức vô giá này đi.

Hoặc đưa bé đi chơi


Ảnh minh họa

Không phải là một món quà vật chất, nhưng món quà tinh thần này chẳng trẻ nhỏ nào có thể từ chối cả. Hãy tặng bé ngoan của mình một ngày vui chơi thỏa thích tại các điểm vui chơi dành cho bé, vì trong những ngày này, hầu hết các địa điểm giải trí đều có những chương trình chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi. Bé mong lắm được tới công viên nước Hồ Tây chơi đùa cùng nước mát, hay bé muốn tới công viên Thủ Lệ kết bạn với những chú thú xinh ở đó, hãy dành thời gian đưa cô nàng hay anh chàng bé bỏng tới xử sở thần tiên của riêng họ nhé. Hoặc bạn có thể đưa bé đi xem xiếc tại Rạp xiếc, xem múa rối, xem hài tại Cung văn hóa thiếu nhi…

Có thể có một lựa chọn thú vị khác là tặng bé một kỳ nghỉ trong ngày ở những địa điểm gần Hà Nội mà Thiên Đường Bảo Sơn là một lựa chọn hấp dẫn. Đưa bé đi chơi, dành thời gian cho bé chính là món quà thiết thực nhất, đáng yêu nhất rồi!

Vậy nhé, quà tặng cho bé ngày Tết thiếu nhi đâu có khó. Nhưng dù quà gì đi nữa, hãy chú ý đến một điều cực kỳ đơn giản này thôi nhé: Quà gì con thích? Bố mẹ nghĩ sẽ đưa con đi đâu đó, nhưng kỳ lạ thay bé chỉ giản dị muốn ăn một món gì đó thật ngon theo khẩu vị của riêng mình, hay ngây thơ hơn, muốn bố ngày nào cũng đi làm về sớm…Yêu thương con trẻ chẳng bao giờ là đủ, những món quà tựu chung lại đều mang ý nghĩa tinh thần nhất định. Hãy xem, bé nhà bạn có xu hướng thích những loại quà nào, dẫn đi chơi hay sách, truyện, gấu bông… Với chi phí vừa phải, bạn sẽ lựa chọn được những món quà phù hợp cho con em mình, vừa ý nghĩa, lại tiết kiệm, chúc bạn tìm được món quà ưng ý để thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của mình với các mầm non tương lai của đất nước.

Tạo thói quen đọc sách cho trẻ


Trẻ có thói quen ham đọc sách từ bé chính là bước đệm cho trí tuệ của con phát triển. Thế nhưng không phải bố mẹ nào cũng thành công trong việc hình thành cho con thói quen quan trọng này.

Thường xuyên đọc sách cho con nghe
Nếu nó là một cuốn sách với nội dung khá nhiều, bạn hãy dành thời gian đọc sách thường xuyên cho trẻ ít nhất 15 phút mỗi ngày.
Tạo thói quen cho trẻ ham đọc sách
Tạo thói quen đọc sách cho trẻ
Đừng phiền phức nếu con bạn muốn hay bắt bạn đọc lặp đi lại một cuốn sách. Những đứa trẻ thường luôn thích thú với một điều đặc biệt nào đó chỉ trong một thời gian ngắn.