Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Cách chọn đồ cho bé yêu của Bạn

Nhóm đồ mang, mặc


Tã lót cho bé 

Cho con mặc loại tã nào, vào thời điểm nào, luôn là băn khoăn của các bà mẹ trẻ.

Tã giấy hay tã vải?

Tã giấy rất dễ sử dụng, không phải gấp nhiều lần phức tạp hay cài kim băng mà cũng chẳng cần phải mặc thêm quần nhựa, nhất là có thể vứt bỏ dễ dàng mỗi khi bị ướt hoặc bẩn. Ngoài ra, nó rất tiện lợi vì mỗi khi đi xa, chỉ cần mang theo một vài cái là đủ, lại không chiếm nhiều chỗ hay mất công mang về để giặt.

Vào mùa lạnh, tã giấy chiếm ưu thế hơn so với tã vải nhờ có độ hút thấm cao và giúp trẻ không bị lạnh khi tè dầm. Khi mua tã giấy, bạn nên chọn loại có màng đáy thoáng dạng vải sẽ thích hợp hơn đối với làn da nhạy cảm của bé, nhất là vùng đùi nơi tiếp xúc với đáy tã. Hai bên vách chống trào của tã nếu được thiết kế mềm mại sẽ không gây vết hằn trên đùi, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.


Tã vải tuy tốn nhiều chi phí ban đầu nhưng xét về lâu dài lại kinh tế hơn. Sử dụng tã vải phải xả sạch, giặt, khử trùng và làm khô sau khi sử dụng. Số lượng tã vải cần dùng tối thiểu phải là 24 cái để luôn có tã mới khi cần thay cho trẻ. Dự trữ tã càng nhiều thì càng đỡ mất công giặt giũ nhiều lần. Lưu ý khi mua cần chọn loại tốt nhất. So với tã giấy, tã vải có thể sử dụng trong một thời gian dài, hút ẩm tốt tạo cho trẻ cảm giác thoải mái hơn.

Cách dùng tã an toàn cho bé

Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống, vì thế nếu chọn tã giấy bạn cần chọn loại tã giấy có thiết kế khác nhau, tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất, kể cả ngày và đêm. Hoặc có thể chọn loại quần dễ nhìn hay có đường diềm để mặc bên ngoài tã vải cho bé.

Bé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế, bạn cần chọn loại tã có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã, vì thế cần phủ thêm một lớp tã khác lên bộ phận sinh dục của bé và vệ sinh tã ngay khi phát hiện đã bị dơ. Khi thay tã sạch, nên đẩy nhẹ bộ bận sinh dục của bé sang một bên để tránh nước tiểu có thể rò rỉ từ phía trên tã.

Ngay từ ba tháng cuối trước khi lâm bồn, bạn đã có thể lên kế hoạch chuẩn bị mua sắm những đồ dùng cần thiết cho bé. Hãy gạt bỏ đi những lúng túng khi chuẩn bị mua đồ cho bé, để chào đón thiên thần bé bỏng của mẹ ra đời nhé!

Quần áo cho Bé

1. Chọn chất liệu tự nhiên                

Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên lựa chọn vải có chất liệu tự nhiên vì nó có độ mềm thích hợp với da em bé sơ sinh, có tác dụng bảo vệ rất tốt. Trong khi đó, các loại vải làm từ sợi tổng hợp hoặc chất liệu nhân tạo không có được độ mềm như vậy nên rất dễ gây trầy xước da em bé và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Ngoài ra, các loại vải làm từ sợi thiên nhiên có độ thấm tốt nên không cản trở sự bay hơi của mồ hôi khiến bé luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Vải sợi nhân tạo không có được đặc điểm này nên thường gây bức bí, ẩm ướt, nếu không thay quần áo kịp thời có thể bé sẽ bị cảm lạnh


2. Ưu tiên các màu nhạt

Quần áo cho trẻ em được may từ các loại vải có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt tuy bé mặc vào sẽ rất đẹp nhưng nhiều khi lại không an toàn. Bởi loại vải này thường chứa nhiều chất hóa học dùng để nhuộm màu, có thể gây kích ứng hoặc bệnh ngoài da cho bé.

Bên cạnh đó, đối với một số loại vải, để có được màu sắc tươi sáng, người ta thường cho thêm một số chất hóa học đặc thù. Vì vậy, khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên ưu tiên các màu nhạt mà tránh các màu sặc sỡ.

3. Chú ý đến đường may

Các đường may trên thân áo, quần, mũ và đặc biệt là tất của bé cần phải được may một cách tinh tế, không lùi xùi, không có chỉ thừa. Bởi quần áo cho trẻ sơ sinh có kích cỡ rất nhỏ nên người may thường không chú ý đến các đặc điểm này, đặc biệt là quần áo hàng chợ.

Các mẹ nên chú ý đến chi tiết nhỏ này để chọn quần áo cho trẻ sơ sinh ở các hãng sản xuất uy tín, giúp bé luôn thoải mái khi mặc nhé.


4. Nên chọn quần áo rộng rãi

Trẻ nhỏ thường hiếu động, chân tay ngọ nguậy suốt ngày không biết chán. Vì thế các mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi có kích cỡ lớn hơn thân người bé. Khi đó, bé sẽ thoải mái “hành động” và “tập thể dục” dễ dàng hơn, giúp cơ thể luôn được vận động, tốt cho sức khỏe của bé.

Nhóm đồ ăn uống

Bình sữa cho Bé

Khi mua bình sữa cho bé, hãy bảo đảm đó là loại có thể khử trùng. Nếu là bình sữa bằng nhựa, hãy đọc kỹ thành phần, loại nhựa, khả năng chịu nhiệt trước khi mua. Bên cạnh đó, tránh mua bình bằng chất liệu thủy tinh pha tạp chất vì khi khử trùng bình sửa có thể xảy ra tình trạng nổ, nứt bình nguy hiểm cho mẹ.

Tương tự như khi chọn chén bát cho bé lúc ăn dặm, nên cho bé ăn trong chén sứ, thủy tinh tốt. Tránh những loại chén nhựa nhiều hoa văn màu sắc có thể bị ra màu khi để thức ăn nóng và ngấm vào đồ ăn của bé.

Nếu không thực sự cần thiết nên tránh cho bé ngậm núm vú giả.


Sữa cho Bé

Những lưu ý khi chọn sữa cho Bé

Trên thị trường hiện có nhiều loại sữa khác nhau, đa dạng mẫu mã, phong phú chủng loại, được quảng cáo chứa nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ, khiến người chọn mua rối tinh lên vì chẳng biết loại nào mới tốt nhất. Chưa kể nỗi phân vân nên mua loại mà con bà hàng xóm đang dùng, mình thấy rất tốt hay theo chỉ dẫn của các chuyên gia trên báo, đài?

Có nhiều lý do khiến các ông bố, bà mẹ phải bỏ công săn lùng một loại sữa bò đóng hộp nào đó để nuôi đứa con yêu quý: chuẩn bị cho bữa bú đầu tiên của trẻ khi sữa mẹ chưa có.

Trẻ đang bú mẹ tốt cũng cho giặm thêm một ít sữa bình để phòng khi đi công việc đột xuất; tập cho quen để sau hậu sản bốn tháng đi làm trẻ không bỡ ngỡ; nghĩ sữa mình thiếu nên giặm thêm cho đủ hoặc nghi sữa mẹ nóng nên trẻ không lên cân nhanh; cho trẻ bú mẹ sợ hư ngực; bú bình để trẻ có tính độc lập không bám riết lấy mẹ...

Hiện chưa ai nói được tên nhãn hiệu sữa nào là tốt nhất, tốt nhì... vì hầu hết các loại sữa cùng chủng loại thì giá trị dinh dưỡng và thành phần chính gần như tương đương nhau.

Loại sữa phù hợp với trẻ này chưa chắc phù hợp với trẻ khác do mỗi cơ thể có khả năng tiêu hoá – hấp thu khác nhau và mỗi trẻ có khẩu vị, sự vận động, bệnh lý khác nhau. Vì vậy, sữa tốt nhất phải là loại sữa phù hợp với trẻ nhất. Sự phù hợp này thể hiện ở các điểm sau:

Phù hợp độ tuổi: trẻ dưới sáu tháng (dùng sữa công thức 1) hay trên sáu tháng (dùng sữa công thức 2), trẻ sinh thiếu tháng (dùng sữa premature)…, trẻ trên một tuổi có thể dùng đa dạng hơn: sữa tươi, sữa bột sữa công thức 3, sữa đậu nành…


Phù hợp tình trạng dinh dưỡng của trẻ: trẻ thiếu tháng, nhẹ cân nên uống các loại sữa premature năng lượng cao để nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng của trẻ cùng lứa tuổi.

Trẻ béo phì nặng trên ba tuổi hoặc thừa cân trên sáu tuổi thì dùng sữa ít béo hay sữa không béo.

Trẻ cần tăng cân thì uống sữa béo (nguyên kem). Những trường hợp bệnh lý có liên quan đến dùng sữa (dị ứng, tiêu chảy kéo dài, tắc mật, trào ngược, táo bón...) thì cần tư vấn bác sĩ dinh dưỡng.

Nếu dùng loại sữa đó trong một thời gian thấy bé tăng cân tốt, không dị ứng, đi tiêu phân tốt... thì loại sữa đó phù hợp với trẻ và nên duy trì. Ở trẻ nhỏ không nên đổi sữa thường xuyên.

Phù hợp tình hình kinh tế của gia đình: một trẻ bú sữa bò hoàn toàn trong một tháng đầu đời cần từ 4 – 6 hộp 400g, sau đó lượng sữa cần sẽ tăng thêm rất nhanh. Ở trẻ lớn, mỗi ngày cần khoảng từ 2 – 3 ly sữa (ly 200ml).

Do đó, chi phí cho việc mua sữa của bé hàng tháng cũng cần tính toán trong ngân sách thu chi của gia đình. Để tránh lãng phí, có thể mua thử cho trẻ một loại sữa, sau đó chính trẻ sẽ quyết định có nên uống tiếp loại sữa đó không.

Phù hợp mùi vị, an toàn chất lượng: được coi là phù hợp khi mùi của loại sữa đó được trẻ chấp nhận, chịu bú. Việc lựa chọn loại sữa an toàn cho trẻ cũng là tiêu chí quan trọng.


Không nên mua và sử dụng các loại sữa không có nhãn hiệu bao bì, nguồn gốc không rõ ràng

Không nên mua và sử dụng các loại sữa không có nhãn hiệu bao bì, nguồn gốc không rõ ràng. Lựa chọn các công ty có uy tín, thương hiệu lâu năm trên thị trường, bao bì nguyên vẹn, còn hạn sử dụng…

Sữa nào tốt nhất?

Tất nhiên là sữa mẹ rồi. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của tổ chức y tế thế giới đã kết luận như vậy.

Sữa mẹ không chỉ hoàn hảo về dinh dưỡng mà còn phù hợp với chức năng tiêu hoá, hấp thu và sự phát triển thể chất, trí não con người, bên cạnh lợi điểm về vệ sinh, tăng cường bảo vệ cơ thể trẻ, chống bệnh tật, tạo mối quan hệ mật thiết mẹ con có lợi cho phát triển toàn vẹn của trẻ...

Các loại sữa bò liên tục cải tiến, bổ sung thêm taurine, DHA, ARA, probiotic, chất xơ, oligosaccharide, sữa bò non... có lợi cho mắt, trí não, chiều cao, tiêu hoá... đều là do các chất này được tìm thấy trong sữa mẹ, mà tự thân trong sữa bò không có hoặc không đủ.

Vì vậy, sữa mẹ nên là lựa chọn đầu tiên trong quyết định chọn sữa nuôi con. Nếu vì lý do nào đó không có sữa mẹ hoặc sữa mẹ không đủ thì hãy chọn một loại sữa bột nào đó nuôi trẻ.

Nhóm hàng đồ chơi 

Chọn đồ chơi phù hợp với Bé

Trẻ sơ sinh thường thích nhìn điện thoại sáng lấp lánh nhiều màu sắc hay những đồ chơi phát ra nhạc. Bạn có thể chọn cho bé những đồ chơi có màu sắc tương phản như đỏ, đen và trắng.Khi chọn đồ chơi cho bé, bạn không chỉ căn cứ vào thứ mà bé thích mà quan trọng hơn, đồ chơi đó phải an toàn và có thể giúp bé học hỏi những điều mới. Trang Children developmentđưa ra một số gợi ý giúp bạn chọn đồ chơi phù hợp với sự phát triển của bé:


Chọn đồ chơi phù hợp với tuổi của trẻ

- Trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn này, bạn chính là đồ chơi thích hợp nhất với bé. Bé sẽ rất hứng thú khi quan sát khuôn mặt của bạn, nghe giọng nói và được ở cạnh bạn.

Bé cũng rất thích nhìn điện thoại sáng lấp lánh nhiều màu sắc, nghe đồ chơi phát ra tiếng nhạc hoặc những cái xúc xắc. Đồ chơi với những màu sắc tương phản như đỏ, đen và trắng sẽ khiến bé rất thích thú.

- Khi bé sắp biết đi:

Bé sẽ rất thích những đồ chơi đẩy-kéo, bóng mềm, gấu teddy, bảng hoặc sách bằng vải, ôtô đồ chơi, khối xếp hình, một cái xô và cái bay để chơi ở hố cát. Lúc tắm thì bé có thể chơi bất cứ đồ gì: thuyền, cá đồ chơi, sách bằng nhựa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể biến ngăn tủ thành một nơi để bé khám phá. Bạn lưu ý bỏ những vật sắc tránh bé bị thương khi mở ngăn tủ ra chơi.

Những trò chơi đố đơn giản, đồ chơi biết đi và những sách có tranh với những bài thơ ngộ nghĩnh và hình minh họa đẹp sẽ rất hấp dẫn bé.

- Bé chuẩn bị đi học

Ở độ tuổi này, bé có thể thích bất cứ đồ chơi gì có thể được dùng để đóng kịch như một bộ đồ nấu ăn, hoa quả bằng nhựa hay một hộp giấy có thể biến ra nhiều như lò sưởi, xe, thuyền…

Bé có thể chơi những trò, câu đố đơn giản, các con vật đồ chơi, ôtô đồ chơi, búp bê, trò chơi trên máy tính dành cho trẻ, đồ chơi xây dựng, thời trang.

Ngoài ra, những vật dụng để chơi ngoài trời như: xe đạp, xích đu, hố cát (với người lớn ở gần) sẽ giúp bé bận rộn và năng động.

Bạn cần cân đối những những đồ chơi yêu cầu trí thông minh như ghép hình và những đồ kích thích trí tưởng tượng của trẻ.

- Bé ở tuổi đi học

Khi đã bắt đầu đi học, trẻ sẽ có thể biết được chính xác mình muốn chơi gì. Ở tuổi này bạn thường bị dẫn theo những yêu cầu hoặc sở thích nhất định của trẻ.

Thậm chí, nếu bé thích đồ chơi hiện đại có phát nhạc thì những đồ chơi cơ bản và cổ điển vẫn được nhiều trẻ thích. Đó có thể là sách, dụng cụ để vẽ và sơn, mô hình lắp ghép hay xe đạp, nhảy dây, cầu trượt…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét